Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Chậm tiến độ vì không dám làm, không dám chịu trách nhiệm

Việt Anh - 16/08/2020 14:06 (GMT+7)

(VNF) - Một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thoái vốn, cổ phần hóa là hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, viện dẫn vào các khó khăn, vướng mắc... của bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan.

VNF
Bộ Tài chính vừa điểm danh một loạt "ông lớn" doanh nghiệp nhà nước chây ì cổ phần hóa, trong đó có VNPT

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, đến tháng 7/2020, mới có 37 doanh nghiệp được cổ phần hoá, thoái vốn trong khi Chính phủ đặt mục mục tiêu là 128 doanh nghiệp phải hoàn thành trong giai đoạn 2017 - 2020.

Như vậy, số doanh nghiệp phải cổ phần hóa, thoái vốn những tháng cuối năm là 91 doanh nghiệp, tương đương 71% kế hoạch, con số được cho là rất khó để hoàn thành.

Tính lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 7/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là trên 443.500 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là trên 207.100 tỷ đồng.

Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 bao gồm TP. Hà Nội với 13 doanh nghiệp (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TP.HCM với 38 doanh nghiệp (11 tổng công ty) chiếm 42% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn, 3 tổng công ty) chiếm 7% kế hoạch; Bộ Công Thương với 4 doanh nghiệp (3 tổng công ty) và Bộ Xây dựng với 2 tổng công ty.

Trong số doanh nghiệp còn "chây ì" bị Bộ Tài chính điểm danh, đáng chú ý là các "ông lớn" như Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT), Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV), Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood1), Tổng công ty Viễn thông (MobiFone), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)... Các tập đoàn, tổng công ty này hiện vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất, để xác định giá trị doanh nghiệp.

Đối với tình hình thoái vốn, trong 7 tháng 2020, có 10 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 với giá trị 260 tỷ đồng, thu về 678 tỷ đồng.

Các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn giá trị hơn 600 tỷ đồng, thu về 1.110 tỷ đồng. Luỹ kế từ 2016 đến hết tháng 7/2020, số vốn thoái theo giá trị sổ sách khoảng 25.630 tỷ đồng, thu về gần 173.000 tỷ đồng.

Theo nhận định của Cục Tài chính doanh nghiệp, một trong các nguyên nhân dẫn đến sự chậm chễ của tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn hiện nay là do dịch Covid-19 bùng phát, gây ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong và ngoài nước, trong đó có thị trường chứng khoán.

Một nguyên nhân khác là đối tượng cổ phần hóa, thoái vốn bao gồm một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn có tình hình tài chính phức tạp, phạm vi hoạt động rộng, sở hữu nhiều đất đai tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Do đó, việc xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất, kiểm toán giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.

Mặt khác, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong triển khai Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công chưa nghiêm túc, thường xuyên. Nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi thực hiện cổ phần hóa mới thực hiện sắp xếp, xử lý đất đai theo quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg trước đây và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP hiện nay, dẫn dến làm chậm quá trình cổ phần hóa.

Đặc biệt, còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, viện dẫn vào các khó khăn vướng mắc, chưa nghiêm túc, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn của một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn đến hết năm 2020, Bộ Tài chính đề xuất cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn...;

Cùng với đó, xây dựng đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm cơ sở để triển khai tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đối với khâu tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước kịp thời nghiên cứu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) khẩn trương xây dựng, báo cáo phương án thoái vốn để đảm bảo nguồn thu, nộp vào ngân sách nhà nước từ cổ phần hóa, thoái vốn.

Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, phải tăng cường tính kỷ luật trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch, mang lại hiệu quả và lợi ích cao nhất cho nhà nước.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
VietinBank Premium tri ân khách hàng bằng sự kiện âm nhạc tại Hà Nội

VietinBank Premium tri ân khách hàng bằng sự kiện âm nhạc tại Hà Nội

(VNF) - Đánh dấu hành trình 36 năm “Nâng giá trị cuộc sống” và 10 năm khẳng định vị thế, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp tại thị trường Việt Nam, VietinBank Premium tri ân, dành tặng khách hàng sự kiện âm nhạc diễn ra tại Hà Nội vào tháng 7 này.

Trung Quốc thống trị nguồn khoáng sản thiết yếu, nỗ lực ‘cai nghiện’ của phương Tây có khả quan?

Trung Quốc thống trị nguồn khoáng sản thiết yếu, nỗ lực ‘cai nghiện’ của phương Tây có khả quan?

(VNF) - Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng nhiều loại khoáng sản quan trọng của thế giới, nhưng cho đến nay nước này vẫn chưa áp dụng các hạn chế toàn diện đối với ít nhất một loại khoáng sản: vonfram.

Khai mở Taiyo Group của ông Phạm Anh Tiến: 3 hạt nhân tạo nên đế chế 'khủng'

Khai mở Taiyo Group của ông Phạm Anh Tiến: 3 hạt nhân tạo nên đế chế 'khủng'

(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Taiyo (Taiyo Group) được thành lập từ năm 2017 với tên gọi ban đầu là Công ty cổ phần Đầu tư Taiyo, rồi trở thành tập đoàn đa ngành từ xây dựng, cho thuê tài sản, dịch vụ lưu trú... nổi tiếng tại Hải Phòng.

Bối rối khi các kênh đầu tư biến động mạnh: Chuyên gia chỉ cách quản lý tài sản

Bối rối khi các kênh đầu tư biến động mạnh: Chuyên gia chỉ cách quản lý tài sản

(VNF) - Đa dạng hóa danh mục và tránh sử dụng đòn bẩy là 2 lời khuyên mà ông Lu Hung Hui dành cho các nhà đầu tư cá nhân để quản lý rủi ro và biến động khi thực hiện đầu tư.

Bắt anh ruột ông Đinh Trường Chinh về tội tham ô

Bắt anh ruột ông Đinh Trường Chinh về tội tham ô

(VNF) - Ngày 3/7, Công an TP. HCM đã khởi tố bị can, tạm giam ông Đinh Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty HDTC, về tội tham ô tài sản.

‘Công thức bí mật’ của Nvidia trở thành nỗi nghi ngại của châu Âu

‘Công thức bí mật’ của Nvidia trở thành nỗi nghi ngại của châu Âu

(VNF) - Nvidia đã có một chặng đường đầy khó khăn trong hành trình trở thành một công ty lớn trị giá 3.000 tỷ USD trong ngành công nghiệp AI. Giờ đây, các nhà chức trách muốn biết liệu công ty đã đạt được điều đó một cách công bằng hay chưa.

Huy động vốn chưa đầy 1 tháng, Hodeco thay đổi mục đích sử dụng

Huy động vốn chưa đầy 1 tháng, Hodeco thay đổi mục đích sử dụng

(VNF) - Sau khi thay đổi kế hoạch, Hodeco dự kiến dùng 300 tỷ đồng trả nợ gốc và lãi của 6 ngân hàng và 3 cá nhân.

Chaebol Hàn Quốc muốn khai thác đất hiếm, xây đô thị thông minh ở Việt Nam

Chaebol Hàn Quốc muốn khai thác đất hiếm, xây đô thị thông minh ở Việt Nam

(VNF) -Trước mong muốn của các ông lớn Hàn Quốc trong việc khai thác, chế biến đất hiếm tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết Việt Nam muốn tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đất hiếm theo hướng công nghệ cao, khai thác bền vững, chế biến sâu, bảo đảm môi trường.

50 cổ phiếu tăng giá hơn 100%: Động lực sinh lời đến từ đâu?

50 cổ phiếu tăng giá hơn 100%: Động lực sinh lời đến từ đâu?

(VNF) - Bên cạnh “sóng ngành, “game” chuyển sàn, biến động cổ đông và tỷ lệ chi trả cổ tức hấp dẫn là động lực cho hàng chục cổ phiếu tăng giá hơn 100%.

Loạt đất vàng bỏ hoang giữa Hải Phòng: Suốt 20 năm cỏ dại mọc dày

Loạt đất vàng bỏ hoang giữa Hải Phòng: Suốt 20 năm cỏ dại mọc dày

(VNF) - Dù đã được gia hạn thêm 24 tháng nhưng nhiêu chủ đầu tư không mấy mặn mà thực hiện dự án trên nhiều lô đất tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh. Nguy cơ bị thu hồi đã cận kề.