Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016 - 2020 phải thực hiện thoái vốn nhà nước tại 348 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách khoảng hơn 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối năm 2020 mới chỉ triển khai thoái vốn được tại 106 doanh nghiệp với tổng giá trị thoái vốn gần 6.500 tỷ đồng, đạt 30% về số lượng và 11% tổng giá trị theo kế hoạch. Kết thúc giai đoạn 2016 - 2020 vẫn còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa.
Bước sang năm 2021, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn cũng chưa thể tăng tốc. Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2021, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 2 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, với tổng giá trị doanh nghiệp là 202 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 119 tỷ đồng; lũy kế 4 tháng đầu năm đã thoái với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân khiến cho tiến độ cổ phần hóa còn chậm là do một số cơ chế, chính sách được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo đầy đủ thủ tục, cơ sở pháp lý, nhất là trong lĩnh vực đất đai khi cổ phần hóa, thoái vốn. Do đó việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian do lịch sử pháp lý đất đai phức tạp.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế tài chính nhận định, chậm trễ là căn bệnh thường thấy ở các kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đẩy nhanh quá trình này là điều không hề dễ dàng. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn có nhiều lý do để giải thích cho việc chậm trễ, điều này đã khiến cho mục tiêu về tiến độ cổ phần hóa không thể hoàn thành.
Theo danh sách mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố, trong năm 2021 đơn vị này dự kiến bán vốn tại 88 doanh nghiệp. Trong số này có nhiều “con gà đẻ trứng vàng” như Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có vốn điều lệ hơn 6.412 tỷ đồng (SCIC sở hữu 36%); CTCP FPT có vốn điều lệ hơn 7.762 tỷ đồng (SCIC sở hữu gần 6%); Tập đoàn Bảo Việt có vốn điều lệ hơn 6.804 tỷ đồng (SCIC sở hữu 3%); Tổng công ty Sông Đà -CTCP có vốn điều lệ là hơn 4.495 tỷ đồng (SCIC sở hữu 99,79%); Tập đoàn dệt may Việt Nam có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng (SCIC sở hữu 53,49%) hay Tổng CTCP Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam có vốn điều lệ 1.218 tỷ đồng (SCIC sở hữu 36,3%).
Dẫu vậy, một số doanh nghiệp đã xuất hiện liên tục trong kế hoạch bán vốn những năm gần đây là CTCP FPT, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (SCIC sở hữu 51%), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (SCIC sở hữu 27%), Công ty Đầu tư Bảo Việt - SCIC ( SCIC sở hữu 50%) hay Tập đoàn Bảo Việt. Việc thoái toàn bộ 36% vốn khỏi Sabeco cũng đã bị đình trệ từ tháng 8/2020 đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Có thể thấy con số lượng doanh nghiệp cần thoái vốn trong năm nay là rất lớn. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để đạt được mục tiêu cần sự nỗ lực tối đa của các bộ, ngành liên quan. Ông cho rằng, Chính phủ cần phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hóa, bởi đây là điều cần thiết để đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Nghĩa là nhà nước sẽ chuyển về vai trò quản lý thay vì làm kinh doanh và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thương trường.
Vị chuyên gia này cũng đặt ra câu hỏi: “Cổ phần hóa là một chuyện, nhưng sau cổ phần hóa những doanh nghiệp đó sẽ đi về đâu? Làm sao để sau cổ phần hóa các doanh nghiệp đó phải trở thành thành phần kinh tế có hiệu quả cao mới là vấn đề cần quan tâm nhất. Để làm được điều này, ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng với các bộ ngành liên quan cần phải đưa ra được một kế hoạch, phương án kinh doanh cụ thể, phù hợp để phát triển những doanh nghiệp đó. Đây cũng là điều mà các nhà đầu tư quan tâm, từ đó sẽ thu hút đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp”.
Liên quan đến vấn đề này, Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, việc một số doanh nghiệp sau cổ phần có hiệu quả kinh doanh không cao là bởi cổ đông nhà nước vẫn nắm quyền quyết định nên thực chất những doanh nghiệp này không có nhiều đổi mới, thiếu sức cạnh tranh nên hoạt động kinh doanh ngày càng đi xuống.
Do đó, Kiểm toán Nhà nước đề xuất Chính phủ xem xét, tổ chức tổng kết công tác cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại yếu kém, đồng thời có giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đặc biệt doanh nghiệp sau cổ phần hóa, đối với các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa nhưng làm ăn có hiệu quả cần nghiên cứu hoàn thiện mô hình để phát triển.
Ở một báo cáo mới đây, Bộ Tài chính cho biết, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn tới, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý cần thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính đã đề xuất các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cần thực hiện đúng và đầy đủ quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao theo quy định của pháp luật; hoàn thành phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, tập trung chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tổ chức thực hiện phương án xử lý nhà, đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; rà soát những vấn đề liên quan đến phương án cơ cấu lại, sản xuất kinh doanh, các vướng mắc khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại để có phương án xử lý, từ đó, đảm bảo triển khai có hiệu quả cơ cấu lại và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ ưu tiên tập trung xử lý các tồn tại, yếu kém, các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương. Ngoài ra, sẽ thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao về SCIC theo đúng quy định của pháp luật.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.