Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mới đây, Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (thuộc Tập đoàn Trung Nam) đã công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ đối với lô trái phiếu có mã TNSCB2124001.
Theo đó, doanh nghiệp đã phát hành thành công 20 triệu trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, tương đương tổng giá trị 2.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo bằng tài sản và không phải khoản nợ thứ cấp của doanh nghiệp.
Đây không phải lần đầu tiên Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam vay vốn nghìn tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu mà trước đó, trong năm 2020, doanh nghiệp huy động được hơn 6.400 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn Trung Nam này là chủ đầu tư của dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450MW. Dự án được xây dựng trên diện tích 557ha, cùng hệ thống trạm biến áp, truyền tải 500kV, 220kV kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 12.000 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, ngoài Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, Công ty Cổ phần Trung Nam cũng liên tiếp phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu, đơn cử như lần mới đây vào hồi cuối tháng 8/2020, với tổng giá trị 2.500 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp thành viên khác là Công ty Điện mặt trời Trung Nam cũng huy động 3.600 tỷ đồng trái phiếu trong năm vừa qua. Bản công bố thông tin của doanh nghiệp cho biết MBBank là tổ chức đã mua 1.500 tỷ đồng trái phiếu của đơn vị này.
Nhìn chung, thống kê theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nhóm doanh nghiệp nhà Trung Nam đã huy động đến gần 15.000 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu trong hơn 1 năm qua.(Xem thêm)
Trao đổi với VietnamFinance, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, UPCoM: VTR) cho biết: Trong báo cáo kế hoạch của đại hội cổ đông (dự kiến sẽ trình trong tháng 5/2021) có nêu vấn đề: do ảnh hưởng của Covid-19 nên dự kiến Vietravel Airline sẽ lỗ trong những năm đầu hoạt động.
Vì thế, để đảm bảo cán cân tài chính, Vietravel, sẽ tái cấu trúc lại và dự kiến từ năm thứ 2 sẽ chuyển từ mô hình công ty TNHH một thành viên sang cổ phần hoá. Như vậy, Vietravel Airlines sẽ tìm kiếm các cổ đông có tiềm năng, tuy nhiên, Vietravel vẫn nắm vai trò chủ đạo.
"Ai nói Vietravel bán, nhượng Vietravel Airlines cho đơn vị khác là hiểu sai vấn đề, chúng tôi chỉ cổ phần hoá", ông Quốc Kỳ nói.
Liên quan đến việc, hàng loạt các văn phòng, đại lý tại một số tỉnh thành của Vietravel bị đóng cửa, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho hay: "Trong bối cảnh dịch Covid-19 trở lại lần thứ 4 và diễn biến phức tạp, nhận thấy việc hoạt động của các văn phòng không hiệu quả nên chúng tôi đồng ý đóng cửa một số đại lý và sẽ mở lại trong điều kiện phù hợp hơn. Đối với Vietravel và hãng hàng không tư nhân, tôi cho rằng đó là việc bình thường".(Xem thêm)
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) vừa có quyết nghị về việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại hai công ty con là Công ty Cổ phần Hà Đô 1 (Hà Đô 1) và Công ty Cổ phần Cơ điện Xây dựng - Thiết bị công nghiệp Hà Đô (Công nghiệp Hà Đô).
Cụ thể, tại Hà Đô 1, HDG muốn bán toàn bộ hơn 2,5 triệu cổ phần, tương ứng 51% vốn điều lệ và tại Công nghiệp Hà Đô, doanh nghiệp muốn sang tay hơn 1 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn cho đối tác mới.
HĐQT HDG ủy quyền cho Phó chủ tịch, ông Nguyễn Trọng Minh quyết định các vấn đề về hình thức chuyển nhượng, giá, thời điểm chuyển nhượng... và các thủ tục liên quan với bên nhận chuyển nhượng.
Đáng chú ý, hai doanh nghiệp mà HDG muốn bán mặc dù có vốn điều lệ khiêm tốn, tuy nhiên lại mang về doanh thu khá ấn tượng trong những năm gần đây. Theo tài liệu mà VietnamFinance có được, trong giai đoạn 2016-2019, Hà Đô 1 ghi nhận doanh thu lần lượt là 351,4 tỷ đồng, 447,3 tỷ đồng, 372,2 tỷ đồng và 443,5 tỷ đồng.
Khấu trừ các chi phí, doanh nghiệp có lãi sau thuế 10,8 tỷ đồng, 20,9 tỷ đồng, 14,9 tỷ đồng và 13,8 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Hà Đô 1 chỉ đạt 63,3 tỷ đồng, 79,3 tỷ đồng 79,8 tỷ đồng và 88,3 tỷ đồng ở giai đoạn này.(Xem thêm)
Tại đại hội cổ đông năm 2021 diễn ra chiều 15/5, trả lời câu hỏi của một cổ đông về kỳ vọng của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) vào giá cổ phiếu sau khi chuỗi Bách hóa Xanh chính thức có lãi ròng, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cho hay vào thời điểm trước đây khi mà MWG chỉ có chuỗi Thế giới di động và mọi người vẫn còn nghi ngờ vào khả năng thành công của chuỗi Điện máy Xanh thì đến một thời điểm, khi chuỗi Điện máy Xanh chuyển từ lỗ sang lời, giá cổ phiếu MWG đã thay đổi đột ngột.
"Tôi tin là sự thay đổi đột ngột sẽ tiếp tục diễn ra khi chuỗi Bách hóa Xanh chuyển từ trạng thái lỗ sang lời bởi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc từ "số 0" thành "số 1" là rất quan trọng", ông Tài nói.
Điều quan trọng thứ hai với doanh nghiệp, theo ông Tài, là từ "số 1" thành "số 1.000", tức là biến từ nhỏ thành lớn.
"Với chuỗi Bách hóa Xanh, chuyển từ "số 0" thành "số 1" sẽ cần thời gian và tôi tin đó là bước ngoặt rất lớn với tập đoàn này. Khi đã chuyển từ lỗ sang lời thì MWG sẽ tăng tốc để hốt trọn thị phần. Khi đó điều này sẽ phản ánh vào giá cổ phiếu", Chủ tịch MWG nêu quan điểm.(Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.