(VNF) - Trong giai đoạn 2023-2026, MBS đánh giá tiềm năng phát triển của PVS còn rất lớn khi nhiều dự án lớn của ngành dầu khí sẽ được triển khai như: Lô B- Ô Môn, Nam Du –U Minh, Cá Voi Xanh, Báo Vàng…
Trong quý III/2022, Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) ghi nhận doanh thu thuần đạt 17,8 nghìn tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, trong đó, doanh thu từ chuyển nhượng BĐS trong quý III đạt 14,3 nghìn tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ) chủ yếu đến từ bàn giao các sản phẩm thấp tầng bán lẻ tại dự án The Empire với doanh thu đạt 13,2 nghìn tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số tăng 30% so với cùng kỳ, đạt 14,5 nghìn tỷ đồng chủ yếu do công ty bắt đầu bàn giao dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire (1.300 căn), khoản lãi 8,9 nghìn tỷ đồng từ các giao dịch bán buôn phân khu cao tầng tại dự án The Empire và The Crown được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu của VHM giảm 49% đạt 31.198 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm 27% so với cùng kỳ còn 19.700 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp quý III/2022 đạt 9,3 nghìn tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 52%, giảm so với mức 66% trong quý III/2021, trong đó biên lợi nhuận gộp mảng chuyển nhượng BĐS đạt 59%, giảm so với mức 77% của cùng kỳ.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) tiếp tục kỳ vọng tốc độ bàn giao tại dự án The Empire vẫn duy trì tốt trong quý IV/2022 – cùng với bàn giao tại các dự án Ocean Park, Smart City và Grand Park sẽ giúp VHM đạt được mục tiêu lợi nhuận ròng của cả năm 2022.
Trong năm 2022, MBS kỳ vọng doanh số ký bán mới sẽ đạt kế hoạch 120 nghìn tỷ do VHM đề ra. Trong đó, lượng kí bán mới trong quý IV/2022 sẽ được hỗ trợ bởi sự ra mắt của dự án Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown và Vinhomes Golden Avenue tại Quảng Ninh dự kiến ra mắt vào tháng 11.
Theo MBS, thị trường BĐS có thể sẽ trải qua 6 tháng đầu năm 2023 với nhiều thách thức cho đến khi chính sách tiền tệ có tín hiệu giảm thắt chặt. Theo đó, doanh số ký bán mới có thể giảm nhẹ trong 2023 và phục hồi nhẹ trong 2024 nhờ các chính sách hỗ trợ mới. MBS cho rằng các sản phẩm của VHM sẽ vẫn được thị trường quan tâm và hỗ trợ bởi dòng vốn nhỏ từ các nhà đầu tư cá nhân thông qua VMI với mức lợi suất hấp dẫn.
Theo MBS, VHM là đơn vị phát triển bất động sản dẫn đầu tại Việt Nam với thị phần tổng hợp các phân khúc 27% (2016 – quý III/2022), bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác. Số lượng và quy mô các dự án khổng lồ với trên 16,8 nghìn ha và còn tiếp tục gia tăng cho phép công ty phát triển mạnh mẽ trong dài hạn với hiệu quả kinh doanh vượt trội. Lợi thế rất lớn từ các sản phẩm mở bán trong quý IV như Vinhomes Đại An (Ocean Park 3 - The Crown) vào tháng 10 hay dự án mới như Golden Avenue (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vào tháng 11.
Theo MBS, giải pháp thông minh để tăng doanh thu và thanh khoản cho sản phẩm của VHM trong điều kiện ngành BĐS đang gặp nhiều thách thức. Cụ thể, tháng 10/2022, Tập đoàn Vingroup công bố thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Bất động sản VMI (VMI) với vốn điều lệ 783 triệu USD.
VMI được thành lập do ông Phạm Nhật Vượng làm cổ đông chính (90% góp vốn bằng cổ phần VIC), cùng với VHM (5% cổ phần) và vợ ông Vượng (5% cổ phần), nhằm giúp cho các nhà đầu tư vốn hóa nhỏ có thể cùng đầu tư vào BĐS VHM với khả năng sinh lời đảm bảo và tạo tính thanh khoản cho sản phẩm Vinhomes cũng như đa dạng hóa kênh đầu tư cho khách hàng.
VHM được hưởng lợi từ hệ sinh thái của Vingroup, cung cấp các dịch vụ tiện tích chất lượng cao cho các dự án bất động sản thương hiệu Vinhomes. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh trong việc đạt được các quyết định đầu tư dự án bất động sản lớn trước các đối thủ khi ngày càng khó khăn trong việc phát triển quỹ đất, mặt khác còn có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh bán hàng, thu hút các nhà đầu tư, khách hàng mua sản phẩm.
Sử dụng phương pháp RNAV, MBS xác định giá trị mỗi cổ phiếu VHM ở mức 80.200 đồng (tăng 38%), theo đó tại thị giá hiện tại PE dự phóng năm 2022 ở mức khá hấp dẫn 8,6 lần và P/B dự phóng năm 2022 ở mức chỉ 1,5, phản ánh mức độ rủi ro hiện tại của thị trường chứng khoán nói chung và ngành BĐS nói riêng nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để tích lũy cổ phiếu của doanh nghiệp BĐS hàng đầu Việt Nam với tình hình tài chính lành mạnh, rổ sản phẩm hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng tích cực nằm ở các dự án trọng điểm quy mô lớn.
MBS lưu ý mức giá khuyến nghị đang tính đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản hiện tại, hàm ý tiềm năng tăng giá cao hơn khi ngành BĐS nói chung vượt qua được khó khăn tạm thời trước mắt.
MBS đã thận trọng đưa ra chiết khấu cao hơn cho các dự án trọng điểm Green Hạ Long và Long Beach Cần Giờ phản ánh điều kiện thị trường kém thuận lợi hơn có thể gây ra sự chậm trễ trong triển khai và doanh số kí bán mới thấp hơn dự kiến đồng thời giả định WACC cao hơn đối với ngành BĐS nhà ở trong môi trường lãi suất cao hiện nay.
Theo MBS, mặc dù công ty chứng khoán này không lạc quan về triển vọng ngành BĐS trong năm 2023, nhưng VHM vẫn hấp dẫn để đầu tư dài hạn bởi vị thế, thương hiệu và mức định giá hấp dẫn.
Quý III, Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành (HoSE: GDT) ghi nhận doanh thu thuần hơn 64,4 tỷ đồng, giảm 78,7% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn ở mức 81%, đạt hơn 10,2 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), khách hàng thanh lý bớt hàng tồn kho có thể dẫn đến sự phục hồi cho GDT vào năm 2023. Doanh thu quý III/2022 của GDT giảm 50% so với quý trước. Trong khi đó, tăng trưởng tổng doanh số bán lẻ tại các thị trường phát triển đã giảm tốc xuống mức thấp một chữ số trong những quý gần đây.
VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế gần như đi ngang trong quý IV/2022 so với kết quả thấp của quý III/2022 khi công ty chứng khoán này cho rằng tồn kho tăng cao sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng giảm đơn đặt hàng mới trong vài tháng tới. Tuy nhiên, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kỳ vọng tình trạng này sẽ giảm dần vào năm 2023 khi các khách hàng nước ngoài đã thanh lý bớt hàng tồn kho của mình.
Một lưu ý khác, tỷ giá VND/CNY đã giảm trong 9 tháng năm 2022, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm gỗ Việt Nam. VCSC kỳ vọng việc tỷ giá USD/VND tăng trong thời gian qua có thể bù đắp phần nào tác động này và hỗ trợ sự phục hồi của sản phẩm gỗ Việt Nam.
VCSC cho biết GDT đã cắt giảm nhân sự do đơn hàng yếu và tăng cường tự động hóa và triển khai chương trình mới khen thưởng nhân viên. Số lao động của GDT đã giảm từ 1.223 vào cuối năm 2021 xuống 1.082 người vào cuối quý III/2022. VCSC kỳ vọng tình hình này sẽ tiếp tục duy trì trong phần còn lại của năm khi doanh số bán hàng dự báo sẽ vẫn thấp trong quý IV/2022 và khi quý I/2023 là mùa thấp điểm.
Tuy nhiên, mức giảm này một phần còn đến từ do GDT đầu tư vào tự động hóa và chương trình khuyến khích nhân viên của công ty. Biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (EBIT) của GDT đã tăng từ 18,6% trong 9 tháng năm 2021 lên 20,4% trong 9 tháng năm 2022.
Đầu tư của GDT vào tự động hóa bao gồm máy chế biến gỗ lớn giúp người lao động tiết kiệm công việc bằng các công cụ cầm tay. Về các biện pháp khuyến khích nhân viên, GDT đã đưa ra các biện pháp như thưởng hàng quý thay vì thưởng hàng năm và thưởng cho nhân viên đề xuất các phương án tiết kiệm chi phí.
VCSC đặt triển vọng trung hạn vào GDT dựa trên chi phí lao động thấp của Việt Nam tận dụng được xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc, mảng kinh doanh sản phẩm gỗ nhỏ của GDT có mức độ cạnh tranh thấp, có tính chất như một thị trường ngách, và việc tuân thủ ESG thúc đẩy việc thu hút khách hàng - đặc biệt là ở các thị trường thứ cấp như Mỹ và EU.
Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E dự phóng năm 2023 và 2024 của GDT là 9,2 và 7,6 lần so với mức trung bình 3 năm của các công ty cùng ngành là 7,9 lần. Công ty chứng khoán này tin rằng GDT xứng đáng có định giá cao hơn so với các công ty khác nhờ tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư (ROIC) vượt trội. Ngoài ra, VCSC dự phóng lợi suất cổ tức tiền mặt là 10%.
VCSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GDT dù đã điều chỉnh giảm 18% giá mục tiêu. Giá mục tiêu mới là 40.000 đồng/cổ phiếu.
Trong quý III/2022, doanh thu toàn Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (HNX: PVS) đạt 3.502 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 297 tỷ đồng, lần lượt bằng 88% và 106% so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực khảo sát địa chất, địa chấn tăng trưởng tốt trong quý với 104,4% và đạt 186 tỷ đồng, trong khi đó, lĩnh vực lắp đặt bảo dưỡng công trình sụt giảm mạnh 50% khi doanh thu chỉ đạt 189 tỷ đồng. Đặc biệt, lĩnh vực chế tạo cơ khí và lắp đặt bảo dưỡng do doanh thu suy giảm trong khi chi phí sản xuất tăng đã làm cho lợi nhuận gộp âm lần lượt 16 tỷ và 5 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 11.082 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ 2021 và đạt 111% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 672 tỷ đồng, bằng 96% cùng kỳ 2021 và đạt 110% kế hoạch cả năm.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) dự báo báo doanh thu cả năm 2022 của PVS có thể đạt mức 15.144 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 933 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 6% so với năm 2021. Cho năm 2023, MBS đánh giá các lĩnh vực hoạt động của PVS vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định dựa trên giá dầu dự báo tiếp tục ở mức cao quanh 85-95 USD/thùng.
Hoạt động cơ khí chế tạo đứng trước cơ hội tăng trưởng trở lại với các dự án công ty đang thực hiện, mở rộng sang lĩnh vực năng lượng trên biển và đặc biệt là khi dự án Lô B- Ô môn có thể được thực hiện từ năm 2023.
MBS dự báo doanh thu năm 2023 của PVS có thể đạt mức 18.640 tỷ đồng, tăng 23%, trong đó chủ yếu là lĩnh vực chế tạo cơ khí tăng thêm khoảng 3.500 tỷ đồng từ các dự án mới. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.138 tỷ đồng, tăng 24%.
Trong giai đoạn 2023-2026, MBS đánh giá tiềm năng phát triển của PVS còn rất lớn khi nhiều dự án lớn của ngành dầu khí sẽ được triển khai như: Lô B- Ô Môn, Nam Du –U Minh, Cá Voi Xanh, Báo Vàng… các dự án trên bờ như LNG Thị Vải Mở rộng, LNG Sơn Mỹ, LNG Long An, dự án đường ống Đông-Tây Nam Bộ, dự án điện khí Nhơn Trạch 3&4, lĩnh vực điện gió ngoài khơi…
MBS định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng FCFEF, so sánh PE, PB, EV/EBITDA ngành, giá trị cổ phiếu được xác định là 29.500 đồng/cổ phần. MBS khuyến nghị mua cổ phiếu PVS cho 12 tháng.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone