Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Thống kê biến động giá của các cổ phiếu có vốn hóa trên 1.000 tỷ đồng cho thấy trong số 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE (với điều kiện thanh khoản trung bình trên 10.000 đơn vị/ngày) phần lớn là thuộc các ngành thép, ngân hàng, chứng khoán. Bên cạnh đó, bộ ba cổ phiếu nặng tính đầu cơ bao gồm FIT - TSC - DCL cũng gây ấn tượng mạnh trong tháng 5.
Cụ thể, trong nhóm thép, cổ phiếu DTL của Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc tăng tới 138% trong tháng vừa qua.
Như các doanh nghiệp thép khác, Đại Thiên Lộc cũng được hưởng lợi từ diễn biến thuận lợi của ngành. Năm 2020, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận sau thuế trên 21 tỷ đồng, đảo ngược so với mức lỗ 140 tỷ đồng của năm 2019. Quý I/2021, Đại Thiên Lộc đạt lợi nhuận sau thuế hơn 1,1 tỷ đồng.
Bên cạnh kết quả kinh doanh tích cực hơn trước, cổ phiếu DTL cũng được hưởng lợi từ "sóng" cổ phiếu thép trên sàn chứng khoán, nhờ đó giá cổ phiếu dễ dàng được "kéo" lên hơn.
Một cổ phiếu thép khác cũng ghi nhận mức tăng giá mạnh trong tháng 5 là HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen khi có thêm 38% giá trị.
Diễn biến này gắn liền với đà tăng lợi nhuận "phi mã" của doanh nghiệp này suốt 1 năm qua. Theo số liệu mới nhất, trong tháng 4/2021, doanh thu thực hiện của Hoa Sen khoảng 4.550 tỷ đồng, tăng trưởng 104% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế ước đạt 538 tỷ, tăng trưởng đột biến 498%.
Lũy kế 7 tháng đầu niên độ tài chính 2020-2021 (từ 1/10/2020 đến 30/4/2021), Hoa Sen đạt doanh thu xấp xỉ 24.500 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ước đạt 2.208 tỷ, tăng trưởng tới 368%.
Với nhóm ngân hàng, các đại diện ghi nhận mức tăng giá ấn tượng gồm: SSB của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tăng 52%; STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tăng 41%; LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tăng 39%.
Trên thực tế, "sóng" cổ phiếu ngân hàng kéo rất dài suốt 1 năm nay. Riêng tháng 5 chứng kiến sự bùng nổ ở nhiều cổ phiếu ngân hàng cỡ vừa và nhỏ.
Có nhiều yếu tố hỗ trợ cổ phiếu ngân hàng như: tăng trưởng lợi nhuận duy trì ở mức cao bất chấp dịch Covid-19; định giá cổ phiếu trước đây ở mức khá rẻ so với mặt bằng chung của thị trường; nhiều ngân hàng có tín hiệu "đổi chủ"; không ít "game" tăng vốn, bán vốn đang rục rịch hoặc sắp hoàn tất...
Với trường hợp của SSB, cổ phiếu này tăng cực mạnh ngay từ khi lên sàn hồi tháng 3/2021 và tiếp tục tăng rất mạnh vào tháng 5. Trong khi đó, ở STB, nhiều nhà đầu tư đặt niềm tin vào thương vụ thoái vốn của VAMC với tổng tỷ lệ thoái có thể lên đến 32,5%. Còn với LPB, ngân hàng này vừa qua đã chào đón tân Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Thụy và đang xúc tiến thương vụ bán vốn cho đối tác nước ngoài.
Tháng 5 là tháng mà các cổ phiếu chứng khoán bất ngờ bật tăng cực mạnh, bất chấp một năm qua đã tăng "phi mã" do thị trường chứng khoán "thăng hoa" cả về điểm số lẫn thanh khoản.
Trên sàn HoSE, trong số các cổ phiếu vốn hóa nghìn tỷ, tăng mạnh nhất là FTS của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) khi có thêm 61% giá trị. Theo sau đó là VDS với mức tăng 46%.
Như đã đề cập, bên cạnh các cổ phiếu thép, ngân hàng, chứng khoán thì bộ ba cổ phiếu nặng tính đầu cơ gồm FIT - TSC - DCL cũng tăng cực mạnh trong tháng 5.
Theo đó, cổ phiếu TSC của Công ty Cổ phần vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ tăng 64%; cổ phiếu DCL của Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long tăng 57%; cổ phiếu FIT của Công ty Cổ phần Tập đoàn F.I.T tăng 42%.
Được biết, TSC và DCL hiện đều là công ty con của FIT.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.