Con sốt 1 triệu tấn sầu riêng ở Trung Quốc: Việt Nam 'chiếm sóng', cơ hội kiếm về tỷ USD

Minh Ý - 19/10/2023 09:50 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu sầu riêng chính của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu 835 triệu USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

VNF
Sầu riêng Việt Nam trên kệ siêu thị Trung Quốc.

Người tiêu dùng Trung Quốc, những người tiêu thụ hơn 800.000 tấn sầu riêng mỗi năm, đang thống trị thị trường sầu riêng toàn cầu. Con số tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng lên khi nhu cầu đang mở rộng tại thị trường tỷ dân này. Dự báo mức 1 triệu tấn/năm là không còn xa.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) năm 2022, Trung Quốc là nước nhập khẩu và tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, sầu riêng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 82% lượng tiêu thụ sầu riêng toàn cầu.

Hiện nay, các sản phẩm sầu riêng phổ biến tại thị trường Trung Quốc chủ yếu đến từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines,… Trong đó, sầu riêng đông lạnh và các sản phẩm chế biến từ sầu riêng chủ yếu được nhập khẩu từ Malaysia, trong khi thị trường sầu riêng tươi Trung Quốc từ lâu đã do sầu riêng Thái Lan "thống trị".

Nhưng "thế cờ" đã thay đổ từ tháng 8/2022, khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành thông báo cho phép sầu riêng tươi Việt Nam đáp ứng yêu cầu vào thị trường tỷ dân. Tháng 1 năm trở lại đây, khi Trung Quốc và Philippines ký kết “Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi Philippine xuất khẩu sang Trung Quốc”, sầu riêng tươi Philippines giống sầu riêng cũng đã vào thị trường Trung Quốc.

Do thị trường Trung Quốc ngày càng mở cửa, cuộc "cạnh tranh" sầu riêng tươi giữa các nước Đông Nam Á để giành thị phần tại Trung Quốc ngày càng khốc liệt.

Cuộc "tấn công" của sầu riêng Việt Nam

Bước sang tháng 10, thời kỳ thu hoạch sầu riêng Thái Lan đã kết thúc từ lâu nhưng sầu riêng vẫn là mặt hàng bán chạy nhất tại các siêu thị ở Trung Quốc. Tại cửa hàng nhập khẩu hoa quả Hema Premier, sầu riêng Việt Nam có giá khoảng 24,9 NDT/0,5kg.

Năm nay, Hema lần đầu tiên phát triển và giới thiệu sầu riêng gối vàng của Việt Nam (sầu riêng Monthong) với số lượng lớn và đã dần được đưa lên kệ của các cửa hàng Hema trên toàn quốc bắt đầu từ cuối tháng 6. Cuối tháng 6 là thời điểm kết thúc mùa sầu riêng gối vàng ở miền đông Thái Lan nhưng cũng là mùa cao điểm sầu riêng gối vàng tươi ở Việt Nam. 

Hema chỉ là một trong những chuỗi cửa hàng đầu cuối giúp sầu riêng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc. Trên các nền tảng trực tuyến như JD.com và Pinduoduo, sầu riêng gối vàng của Việt Nam cũng là sản phẩm bán chạy hàng đầu.

Việc tạo được dấu ấn và được người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng đã giúp Việt Nam thu được khoản lợi không nhỏ.

Tháng 2 năm nay, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng mặc dù sầu riêng Việt Nam mới chính thức vào Trung Quốc vào tháng 9/2022 nhưng tính đến tháng 2/2023, Trung Quốc đã nhập khẩu sầu riêng trị giá khoảng 400 triệu USD.

Ông Nguyên dự đoán, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có thể đạt hơn 1 tỷ USD trong năm nay.

Trên thực tế, xét theo tốc độ mở rộng tiếp theo của sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, dự đoán này hoàn toàn khiêm tốn. 

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, nửa đầu năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sầu riêng tăng gần 19 lần so với cùng kỳ lên 876 triệu USD. Trung Quốc là nước xuất khẩu sầu riêng chính của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu 835 triệu USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

"Mùa sản xuất sầu riêng Việt Nam đến muộn có thể giúp kéo dài thời gian cung cấp sầu riêng tươi. Giá sầu riêng Việt Nam cũng sẽ thấp hơn so với Thái Lan, có những lợi thế nhất định", Chen Chen, tổng giám đốc thương hiệu Fresh Detective, nói với tờ China Business News.

Công ty của ông Chen đã xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng trong hơn 20 năm và duy trì doanh số cao của danh mục sầu riêng trên các nền tảng trực tuyến như Pinduoduo trong những năm gần đây.

Theo nghiên cứu thị trường của công ty ông Chen, so với sầu riêng Thái Lan, giá thu mua sầu riêng Việt Nam thường thấp hơn, do môi trường địa lý nên thời gian vận chuyển sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc cũng ngắn hơn so với sầu riêng Thái Lan, chi phí vận chuyển, bảo quản cũng thấp hơn khiến cho Khả năng cạnh tranh về giá của sầu riêng Việt Nam có thể được tăng cường hơn nữa.

Số liệu của Bộ NN&PTNT Việt Nam cho thấy, tính đến đầu năm 2023, diện tích trồng sầu riêng ở Việt Nam đã lên tới 110.000 ha, vượt xa diện tích quy hoạch ban đầu. Việc mở rộng vườn sầu riêng phản ánh thị phần sầu riêng Việt Nam ngày càng tăng tại Trung Quốc, đang gây áp lực lên sầu riêng Thái Lan.

Sầu riêng Thái Lan bị thử thách

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc đạt 825.000 tấn vào năm 2022, trong đó hơn 780.000 tấn đến từ Thái Lan, chiếm gần 95%. 

Nhưng trong nửa đầu năm 2023, Bắc Kinh đã nhập khẩu 787.000 tấn sầu riêng, trong đó có 607.000 tấn sầu riêng Thái Lan và 186.000 tấn sầu riêng Việt Nam. Thị phần trong ngành của sầu riêng Thái Lan vì thế đã giảm xuống 77% và có thể giảm nhiều hơn trong tương lai, khi sầu riêng từ Việt Nam, Philippines và các nước khác đã liên tiếp vào thị trường Trung Quốc.

Ưu điểm của sầu riêng Thái Lan là chất lượng, vì miền đông Thái Lan có thời gian nắng dài hơn và mùa mưa ngắn hơn nên hàm lượng tinh bột sẽ cao hơn, do đó hương vị và chất lượng của sầu riêng sẽ cao hơn. Đây là một lợi thế mà sầu riêng từ các nguồn gốc khác khó có thể sánh được.

Đồng thời, do ngành phát triển lâu dài nên công nghệ quản lý và thu hái sầu riêng ở miền Đông Thái Lan tương đối chuẩn, ngược lại sầu riêng Việt Nam lại còn xuất hiện các vấn đề như chất lượng kém, công nghệ hái tương đối lạc hậu. Bên cạnh đó, công nghệ làm chín, có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng quả sầu riêng nhập khẩu cuối cùng, cũng giúp Thái Lan duy trì ưu thế trước Việt Nam.

Tuy nhiên, việc giá thành sầu riêng Thái Lan không giảm dù có nhiều cấu thành khác tham gia vào thị trường, đi kèm là giá nguyên liệu thô và chi phí vận chuyển tăng cao đang tạo những khó khăn nhất định cho trái sầu xứ chùa vàng tiến vào Trung Quốc.

Bất chấp những khó khăn, việc thị trường tiêu thụ sầu riêng Trung Quốc đang mở rộng có thể xoa dịu nỗi đau mất thị phần sầu riêng của Thái Lan. Bất chấp sự sụt giảm thị phần, nhập khẩu sầu riêng Thái Lan của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 6 vẫn tăng 20% ​​so với cùng kỳ, đạt giá trị hơn 3 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Miếng mồi béo bở" trong tầm với của nhiều nước

Ngoài Thái Lan và Việt Nam, thị trường Trung Quốc còn là điểm đến "trong mơ" cho sầu riêng từ Phillippines và Malaysia.

Thống kê hải quan cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, Philippines đã xuất khẩu 917 tấn sầu riêng tươi sang Trung Quốc, trị giá 3,54 triệu USD. 

Vào tháng 9 năm nay, trong Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines Rodolfo đã đề xuất rằng các hạn chế về năng lực sản xuất đã phần nào ngăn cản việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, đồng thời đề nghị nỗ lực giải quyết vấn đề năng suất thấp để tiến tới "chiếm lĩnh" thị trường tỷ dân.

Trong khi đó, các công ty Trung Quốc cũng đang thâm nhập vào các nước Đông Nam Á thay vì chỉ chờ thương lái trung gian nhập khẩu. Nhiều công ty Trung Quốc bỏ qua trung gian và kết nối trực tiếp với các khu vực sản xuất ở Đông Nam Á, giúp ổn định kênh cung ứng và giảm chi phí trung gian. Một số công ty cũng đã thành lập cơ sở chế biến riêng ngay tại khu vực địa phương. 

Việc khai trương tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào cũng đã trở thành kênh mới cho thương mại trái cây giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Auramon Supthaweethum, Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại, Bộ Thương mại Thái Lan, cho biết kể từ khi khai trương tuyến Đường sắt Trung Quốc-Lào vào tháng 12/2021, xuất khẩu trái cây của Thái Lan sang Trung Quốc đã tăng lên đáng kể nhờ thời gian vận chuyển giảm xuống dưới 15 giờ.

Với ngày càng nhiều "cánh cửa" mở ra, dự báo thị trường sầu riêng nhập khẩu Trung Quốc sẽ chứng kiến những cuộc cạnh tranh gay gắt hơn nữa trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào muốn chiếm "miếng bánh lớn" tại thị trường này cũng nên chuẩn bị sẵn sàng về cả năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và cập nhật công nghệ.

Xem thêm >> Trung Quốc tự chủ nông nghiệp: Sầu riêng 'made in China', nuôi hải sản trên sa mạc

Theo China Business News, Sina
Cùng chuyên mục
Tin khác