'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trao đổi bên lề hội thảo "Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của Kiểm toán nhà nước" sáng 22/9, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành IV Hoàng Phú Thọ cho biết theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2020 cả nước phải hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công là hơn 630.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối tháng 8, các địa phương mới chỉ giải ngân được hơn 221.000 tỷ đồng, tương đương 47% kế hoạch đề ra. Như vậy 53% số vốn đầu tư còn lại phải được hoàn thành trong 4 tháng cuối năm, có thể thấy đây là áp lực rất lớn cho Chính phủ, các bộ, ngành địa phương. Đặc biệt là các đơn vị quản lý dự án.
Theo ông Thọ, qua công tác kiểm toán, KTNN đã phát hiện nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Đáng chú ý là quá trình quyết định chủ trương đầu tư còn nhiều hạn chế.
"Có nhiều dự án dù chưa xác định, cân đối rõ nguồn vốn nhưng vẫn được tiến hành quyết định đầu tư, dẫn đến việc không biết dự vào đâu để giải ngân?!", Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành IV cho hay.
Ngoài ra, ông Thọ cho rằng công tác điều chỉnh dự án, phân bổ vốn đầu tư đang rất hạn chế. Nhiều chủ đầu tư mong muốn xây dựng kế hoạch vốn cao để có tiền giải ngân, nhưng tiến độ giải ngân không theo kịp, trong khi cơ quan có thẩm quyền không theo sát tiến độ. Do đó, hiệu quả của quá trình giải ngân không cao.
Bên cạnh đó, ông Thọ nhận xét một trong những nguyên nhân đã tồn tại từ lâu, nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để đó là "công tác giải phóng mặt bằng", thường xảy ra tạo thành các điểm nghẽn. Từ đó, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thường viện dẫn cho việc chậm trễ tiến độ công trình của dự án.
"Năng lực nhà thầu là điều quan trọng nhất. Nếu không lựa chọn được nhà thầu tốt, quá trình thi công sẽ rất chậm chạp. Có những nhà thầu được ứng tiền vốn từ chủ đầu tư, thế nhưng không thi công, mà lại nêu ra lý do về giải phóng mặt bằng. Trong khi thực tế quá trình này đã và đang được cải thiện rất nhiều", ông Thọ cho biết.
"Một nguyên nhân khác đó là khả năng hạn chế của chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc thanh toán, quyết toán giải ngân vốn vì sợ trách nhiệm, vì thiếu tính quyết liệt", ông Thọ nói thêm.
Trong bối cảnh giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều hạn chế như kể trên, KTNN đã kiến nghị Chính phủ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy tiến độ hoàn thành kế hoạch đã được giao trong năm 2020. Đơn cử như đơn vị đã tổ chức nghiên cứu hoàn thiện chính sách giải ngân nhằm tháo gỡ rào cản liên quan đến thủ tục hành chính.
Mặt khác, KTNN cũng tăng cường kiểm toán để giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp giám sát chặt chẽ việc giải ngân đầu tư công tại các Bộ, ngành, địa phương...
Theo đại diện KTNN, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của các dự án đầu tư công, cụ thể: Thứ nhất, việc chậm giải ngân làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Thứ hai, vốn đầu tư công thường là nguồn lực của các dự án lớn, những hạ tầng quan trọng nên việc giải ngân chậm cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội nhưng đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ. Thứ ba, việc chậm giải ngân dẫn đến lãng phí khi tiền có nhưng không tiêu được trong khi đó vẫn phải trả chi phí lãi vay. Thứ tư, các doanh nghiệp, chủ đầu tư phải gánh chịu chi phí bị đội lên, việc làm giảm đi… |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.