Cộng đồng kinh tế AEC sẽ "tạo sóng" M&A

PGS.TS Trần Việt Dũng - 29/01/2017 09:34 (GMT+7)

Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp đang hoạt động được coi là một chiến lược khôn ngoan để thâm nhập vào thị trường mới và mở rộng tầm ảnh hưởng trong ngành kinh doanh (thay vì phải tự đầu tư thành lập mạng lưới sản xuất kinh doanh từ đầu).

Việt Nam, theo nhìn nhận của các nhà đầu tư ASEAN, sẽ là một thị trường quan trọng của AEC vì dân số lớn và trẻ, sự ổn định về chính trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp của các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Phillipines và Malaysia rất quan tâm tới M&A tại Việt Nam trong các lĩnh vực phân phối bán lẻ, nhượng quyền, vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng, hàng tiêu dùng, logistics, bất động sản. Xu hướng này, theo đánh giá chủ quan của tác giả, sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong ít nhất trong 3-5 năm tới với sự tác động của AEC.

Ngưỡng cửa phát triển mới

Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính trong thời gian qua dẫn đến thiếu vốn đầu tư và lãi suất cao đã gây hiện tượng "tài sản giá rẻ" tại Việt Nam qua đó đã tạo tiền đề cho các giao dịch M&A. Thực tế, thị trường M&A đã có sự tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt năm 2015-2016. Hoạt động M&A tại Việt Nam đã trở lại mốc 5,2 tỷ USD được thiết lập từ năm 2012.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng giá trị của hoạt động M&A năm 2016 đã đạt gần 6 tỷ USD, với 600 thương vụ, phá kỷ lục của năm 2015, trong đó ba thương vụ M&A giá trị nhất trong năm 2016 thuộc về các thương vụ mua lại hoặc phát hành riêng lẻ từ các nhà đầu tư Thái Lan.

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam sau khi có sự tham gia của nhà đầu tư ASEAN cũng có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh việc cân bằng tài chính và tiếp cận với các nguồn vốn dồi dào trong khu vực, họ sẽ phải thực hiện việc tái cấu trúc triệt để, thay đổi chiến lược kinh doanh, tiếp cận các know-how về quản trị doanh nghiệp…, qua đó có cơ hội phát triển nhanh.

Thời gian qua hoạt động M&A tại Việt Nam đã gặp thiên thời, địa lợi, nhân hòa… khi yếu tố thị trường mới nổi được cộng hưởng bởi bối cảnh kinh tế của Việt Nam và khu vực và chính sách hội nhập khu vực tích cực của nhà nước (hoàn tất ký kết các hiệp định tự do thương mại khu vực (FTA) quan trọng như TPP, EU-Việt Nam FTA, tham gia AEC…).

Nhưng cũng phải hiểu rằng M&A là cuộc chơi toàn cầu hóa và vô cùng khắc nghiệt, dòng vốn sẽ không dừng lại mãi một nơi, nếu nơi đó ít hoặc không còn lợi thế cạnh tranh. Rõ ràng, hoạt động đầu tư quốc tế nói chung và đặc biệt là M&A nói riêng, cần có những tiền đề và các bên sẽ chỉ hưởng lợi nếu có những chuẩn bị và chiến lược rõ ràng.

Làm lớn doanh nghiệp nhỏ

Các nhà đầu tư sẽ luôn hướng tới tính hiệu quả kinh tế trong hoạt động đầu tư – nếu hạ tầng kinh tế của Việt Nam không đủ mạnh, công nghệ và năng lực sản xuất hạn chế, họ sẽ chỉ dừng lại ở việc thâu tóm thị trường, hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp địa phương và đẩy hàng hóa, dịch vụ từ nơi khác tới chứ không đầu tư để nghiên cứu phát triển công nghệ (R&D) và sản xuất tại chỗ.

Việt Nam với đặc thù là một nền kinh tế mới nổi với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cần quan tâm tới khía cạnh này để tạo lợi thế cạnh tranh. Chính sách của nhà nước phải hướng tới củng cố các SME và thúc đẩy họ kết nối với những SME khác của ASEAN. Sự hỗ trợ đối với SME có thể là thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho R&D; hỗ trợ thông tin thị trường; hỗ trợ phát triển các hiệp hội kinh doanh… Khi doanh nghiệp sở hữu công nghệ và có đủ năng lực cạnh tranh, họ sẽ có thể chủ động lựa chọn đối tác và tiếp tục thu hút vốn đầu tư để phát triển.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tiếp cận hoạt động M&A một cách chủ động, ví dụ thay vì chờ các doanh nghiệp lớn tiếp cận mua lại cổ phần (phương án này chỉ giúp họ có tiền mặt), họ có thể xem xét phương án tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác kinh doanh trong ASEAN có quy mô tương đương hoặc có sự bổ trợ cho nhau về sản phẩm, công nghệ… thông qua việc trao đổi cổ phần (share swap).

Mô hình này có thể giúp các SME trong ASEAN trở thành chủ sở hữu của nhau qua đó nhanh chóng hình thành nhóm doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn thị trường chung của ASEAN. Sự liên kết này cũng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh chung, nhanh chóng mở rộng thị trường cho mỗi doanh nghiệp và lợi ích kinh tế dài hạn cho từng công ty trong nhóm.

Theo Theo Enternews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.