Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nhà máy điện gió xanh Sông Cầu, giai đoạn 1 với công suất 49,94MW, sản lượng điện dự kiến trung bình hàng năm 131GWh, xây dựng tại hai xã Xuân Hải và Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu.
Dự án được thực hiện trên diện tích đất 11,55ha, trong đó diện tích sử dụng tạm thời là 14,5ha.
Dự án bao gồm các hạng mục: nhà điều hành, 11 trụ tuabin gió, công suất mỗi trụ là 4,54MW; trạm biến áp nâng áp 22/110kV; đường dây 110kV với 2 mạch có công suất phù hợp để đấu nối, truyền tải công suất vào lưới điện và các hạng mục phụ trợ khác.
Từ khi được chấp thuận đầu tư đến tháng 6/2021, chủ đầu tư dự án phải hoàn tất thủ tục đầu tư, xây dựng và đưa dự án vào vận hành.
Ngoài ra, nhà đầu tư phải có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất thủ tục ký quỹ đầu tư, sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trồng rừng thay thế, bảo vệ môi trường theo quy định...
Công ty Cổ phần Năng lượng xanh Sông Cầu được thành lập vào tháng 12/2016 tại phường 9, TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Doanh nghiệp này do ông Bùi Hữu Quỳnh (sinh năm 1962, quê Hoài Đức, Hà Nội) làm người đại diện.
Ông Quỳnh đồng thời cũng đại diện các doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Phước Hòa, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Thủy Lợi II, Công ty Cổ phần du lịch sinh thái Long Hưng và Công ty TNHH MTV AE.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.