'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dịch bệnh xuất phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã lây lan trên toàn cầu, tạo nên những đứt gãy trong chuỗi cung ứng hàng hoá, làm đình trệ hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.
Việc nền kinh tế chịu tổn thương có thể kéo tới suy thoái kinh tế tại Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản; khiến Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục và tổng lượng sản phẩm đầu ra có thể thiệt hại 2,7 nghìn tỷ USD – tương đương với GDP của nước Anh.
Trong bối cảnh này, Bloomberg Economics đã đưa ra 4 kịch bản với nền kinh tế toàn cầu, dựa trên những dữ liệu trong quá khứ, lịch sử ứng phó với biến động của Trung Quốc cũng như các nền kinh tế trên thế giới.
Dù vẫn còn nhiều yếu tố khó đoán định, nhưng các kịch bản này phần nào cung cấp bức tranh toàn cảnh, giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc theo dõi các diễn biến và đưa ra quyết định đầu tư của riêng mình.
Bối cảnh nền của cả 4 kịch bản kinh tế đều có khởi đầu từ câu chuyện tại Trung Quốc, nơi dịch bệnh khiến doanh số bán xe ô tô giảm 80%, lượng người đi lại giảm 85% so với mức thông thường. Trong khi đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) giảm xuống mức thấp kỷ lục bởi nhiều hoạt động kinh tế đang bị đình trệ.
Bloomberg Economics ước tính rằng, tăng trưởng GDP trong quý I/2020 của Trung Quốc sẽ đạt 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất từng được ghi nhận. Nếu Trung Quốc không nhanh chóng quay trở lại hoạt động trong tháng 3, con số trên thậm chí còn khá lạc quan.
Đối với phần còn lại của thế giới, vấn đề của Trung Quốc sẽ tạo ra chuỗi khó khăn liên quan tới nhu cầu, nguồn cung, cũng như rắc rối tại các thị trường tài chính bởi 4 lý do chính.
Thứ nhất, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 2,1 nghìn tỷ USD hàng hoá năm 2019. Mọi doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều đang xem doanh thu từ Trung Quốc là nguồn thu chính. Chưa kể, việc dòng khách Đại lục bị hạn chế đi lại đã nhanh chóng gây thiệt hại lớn cho các quốc gia từ Đông Nam Á cho tới châu Âu.
Thứ hai, Trung Quốc là nhà sản xuất các loại nguyên vật liệu công nghiệp lớn nhất thế giới. Khi các nhà xưởng tại đây đóng cửa, đa phần các doanh nghiệp lao đao vì thiếu đầu vào sản xuất. Các nguồn nguyên vật liệu thay thế nguồn từ Trung Quốc thường có giá cao hơn hơn 30% và số lượng khó lòng đáp ứng nhu cầu.
Thứ ba, các cú sốc từ Trung Quốc đã nhiều lần tạo dư chấn trên thị trường tài chính toàn cầu, bao gồm việc bất ngờ hạ giá nhân dân tệ năm 2015. Dịch Covid19 một lần nữa tạo nên những cơn lốc như vậy, nhưng trên phạm vi rộng hơn và mức độ nghiêm trọng hơn.
Thứ tư, các nhà sản xuất nhỏ là những đối tượng chịu tổn thương lớn nhất, trong khi đây là bộ phận quan trọng đối với nhiều nền kinh tế. Sự đổ vỡ của khu vực kinh doanh nhỏ và vừa sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.
Theo đó, trong kịch bản thứ nhất, nếu Trung Quốc có thể nhanh chóng kiểm soát được tình hình và các công xưởng trên toàn cầu lại vận hành trơn tru trong quý II, thì những tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế toàn cầu có thể được kiềm chế. Sự hồi phục của nền kinh tế sẽ tới ngay trong quý II và biểu đồ kinh tế toàn cầu sẽ theo hình chữ V.
Vậy nếu tình hình xấu hơn, khi mà dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ, càn quét Hàn Quốc, Ý, Nhật Bản, Pháp và Đức… Trong kịch bản thứ hai, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống còn 2,3%, so với những dự báo trước khi dịch bệnh bùng phát là 3,1%. Sự hồi phục của kinh tế toàn cầu sẽ theo biểu đồ chữ U.
Trong kịch bản thứ ba, không chỉ Hàn Quốc, Ý, Nhật Bản, Pháp và Đức chịu tổn thất mà mọi quốc gia đã công bố xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh trong tháng 3 đều tổn thương. Điều này đồng nghĩa với việc 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chứng kiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Theo đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ còn 1,2%. Riêng khu vực châu Âu và Nhật Bản sẽ rơi vào suy thoái, tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm còn 0,5% - đủ để đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao hơn.
Cuối cùng, trong kịch bản thứ tư, đại dịch diễn ra trên toàn cầu gây nên “sóng thần” với nền kinh tế, khiến mọi quốc gia đều chứng kiến tăng trưởng đi xuống. Nếu điều này xảy ra, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chạm tới mức 0. Nước Mỹ gia nhập châu Âu và Nhật Bản trong suy thoái. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3,5% - mức chậm nhất kể từ năm 1980. GDP thế giới thiệt hại 2,7 nghìn tỷ USD.
Hiện tại, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 2,9% xuống 2,4% và cảnh báo con số thấp nhất có thể chạm tới 1,5%. Trong khi đó, Goldman Sachs nhận định, tăng trưởng GDP toàn cầu thậm chí có thể âm trong nửa đầu năm. Tổ chức này gần đây vừa dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc trong quý I/2020 ở mức -0,5%, so với con số 5,8% trước đây.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.