Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ kéo dài, biểu tình ở Hong Kong, giá thực phẩm tăng cao và kinh tế tăng trưởng chậm nhất nhiều thập kỷ nằm trong rất nhiều vấn đề Trung Quốc đang phải đối mặt. "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối mặt với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước", Dennis Wilder - cựu giám đốc phụ trách châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nhận xét, "Bất kỳ vấn đề nào cũng có thể biến thành một cuộc khủng hoảng".
Trong một khảo sát gần đây của Bloomberg, với nhiều người dân Trung Quốc, mối lo về chi phí sinh hoạt là lớn nhất. Rất nhiều người nói về việc cuộc sống ngày một khó khăn, đặc biệt khi giá thịt lợn tăng cao.
Tại chợ Weizilu ở Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc), các biện pháp kiểm soát giá thịt lợn cũng đồng nghĩa tiểu thương phải chịu lỗ. Chợ này là một trong 10 điểm phân phối khẩn cấp được áp dụng đầu tháng. Đến nay, việc hạn chế số lượng và giá thịt lợn bán ra vẫn được duy trì.
"Người bán không thích chính sách này. Nhưng nó lại tốt cho người mua", Huang - một người bán thịt lợn tại đây cho biết. Bà ước tính chịu lỗ 200 nhân dân tệ (28 USD) trên mỗi con lợn. Các tiểu thương cũng được thông báo có trợ cấp, nhưng đến giờ vẫn chưa được nhận, bà nói.
Thịt lợn là món ăn chủ chốt tại Trung Quốc. Giá mặt hàng này đã tăng gần 50% trong tháng 8, khiến nhiều sản phẩm khác cũng trở nên đắt đỏ hơn. Tình trạng này có thể kéo dài sang năm sau. Ngay cả việc nhập khẩu thịt lợn cũng không đủ bù 10 triệu tấn thiếu hụt tại đây, Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa cho biết hồi đầu tháng.
Các cuộc biểu tình tại Hong Kong cũng khiến nhiều người Trung Quốc ngần ngại sang thành phố này thông qua Thâm Quyến. Nhân viên hải quan cũng giám sát khách du lịch chặt chẽ hơn. Li Shi - chủ một cửa hàng phụ kiện điện thoại nhỏ gần cổng nhập cảnh chuyển từ Quảng Đông lên Thâm Quyến cách đây 10 năm. Ông cho biết: "Chẳng có ai đến đây cả, việc kinh doanh thực sự rất tệ".
Một đám mây khác đang bao phủ Trung Quốc là cuộc chiến thương mại với Tổng thống Mỹ - Donald Trump. Cuộc chiến đã kéo dài hơn một năm, khiến sức ép tìm cách giải quyết với cả hai bên ngày càng lớn. Hàng loạt công ty đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc để né thuế nhập khẩu vào Mỹ. Nhiều nhà máy lao đao hoặc phải đóng cửa vì phụ thuộc vào thị trường này. Các cuộc đàm phán đã khôi phục trong tháng này, nhằm tìm ra một thỏa thuận xoa dịu thiệt hại kinh tế.
Mối lo trong nước đã kìm hãm khả năng nhượng bộ của Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp quốc tế, Susan Shirk - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc thế kỷ 21 thuộc Đại học California San Diego nhận định. "Họ cần có hình ảnh mạnh mẽ trong mắt người dân, nhưng lại muốn làm điều đó theo cách không tạo ra xung đột với Mỹ và các nước khác. Và họ thực sự vẫn chưa tìm ra được cách đó", ông nói.
Khả năng hai nước tìm được giải pháp vẫn còn rất xa vời. Xung đột với Mỹ vẫn có thể tiếp diễn sau khi hai bên ký thỏa thuận. Tại Hong Kong, việc biểu tình chưa có dấu hiệu chấm dứt, dù chính quyền thành phố này đã hủy bỏ dự luật gây tranh cãi. Và dù Bắc Kinh vẫn đang kiềm chế giá thịt lợn, vẫn có nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của họ.
Trong một bài phát biểu ngày 3/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liệt kê các thách thức là vấn đề dài hạn và cần giải pháp dài hạn. Ông kêu gọi giới chức nước này "có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ".
"Ông Tập Cận Bình đang đối mặt với thời điểm nhiều thách thức nhất từ khi nhậm chức", Trey McArver - đồng sáng lập hãng nghiên cứu Trivium China nhận xét, "Đến nay, biện pháp tiếp cận của ông ấy khá thực dụng và thận trọng. Ông ấy thể hiện rõ với mọi người rằng mọi thứ đang rất khó khăn, nhưng đồng thời cũng kêu gọi sự đồng lòng và trung thành".
Xem thêm >> Bất chấp cảnh báo từ Nga, ông Trump điều thêm quân tới Ba Lan
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.