'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Sở Công Thương TP. HCM, hiện các doanh nghiệp bán lẻ nhận được nhiều đề xuất điều chỉnh tăng giá của nhà cung cấp nhưng tới nay gần như chưa có đề nghị nào được hệ thống phân phối xem xét, điều chỉnh. Hệ thống phân phối đang rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố đầu vào, nếu đề xuất có cơ sở hợp lý thì mới nghiên cứu để thay đổi.
Về giá hàng hóa tại chợ truyền thống còn phụ thuộc vào lượng hàng, lượng khách mua sắm nên giá sẽ được điều chỉnh liên tục. Những ngày qua có dấu hiệu giá một số mặt hàng tươi sống, đặc biệt là rau củ quả có chiều hướng tăng. Nguyên nhân là chi phí vận chuyển, chi phí xăng dầu… tăng, ảnh hưởng đến giá hàng hóa.
Những mặt hàng thiết yếu như mì, dầu ăn, đường, bột, sữa... đã điều chỉnh tăng giá dưới sức ép của giá xăng, dầu tăng mạnh. Nhìn vào giá bán, nhiều loại mì ăn liền như Omachi, Hảo Hảo, Đệ Nhất... tăng từ 1.000-2.000 đồng một gói, tính trên tỉ lệ đã tăng giá 10%, khi chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu và vận chuyển đều tăng.
Mặt hàng dầu ăn hiện có mức tăng mạnh hơn, một số thương hiệu tăng đến 135% so với trước dịch. Nhóm hàng hóa mỹ phẩm từ 2 - 10% tùy loại, mặt hàng sữa tăng khoảng 5%.
Còn nhóm bia, theo các doanh nghiệp sản xuất, giá lúa mỳ thời gian qua tăng cao, đẩy nguyên liệu này tăng thêm 10-20% so với đầu năm.
Cùng với thực phẩm, xăng, gas tăng vọt, theo các doanh nghiệp sản xuất, giá nguyên liệu ngành dệt may, thép, gỗ... cũng đang đi lên "chóng mặt". Đặc biệt, giá thép và gỗ những ngày qua liên tục tạo đỉnh mới. Ngày 10/3, các doanh nghiệp tăng giá thép xây dựng thêm 250-810 đồng một kg. Từ đầu tháng 3 đến nay, giá thép đã tăng 4 lần liên tiếp, riêng loại thép xây dựng đã vượt mốc 18.000 đồng một kg.
Tại Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, giá xăng dầu liên tục tăng khiến chi phí đầu vào nhiên liệu, giá cước vận chuyển, xếp dỡ tại các cảng và ICD đều tăng. Do đó, từ ngày 1/4 đơn vị buộc phải điều chỉnh giá cước vận chuyển container tăng 10%-30% so với đơn giá hiện tại.
Cụ thể, tuyến vận chuyển từ cảng Đồng Nai đến cảng Cát Lái tăng 10%, tuyến vận chuyển từ các IDC đến Tân Cảng Cát Lái tăng cao nhất 30%.
Tại Bến xe miền Đông, hơn chục đơn vị vận tải đã kê khai điều chỉnh tăng 20% giá vé và áp dụng từ cuối tháng 3 này.
Theo các doanh nghiệp, lượng khách đi lại giảm hơn 50% so với cùng kỳ các năm, trong khi giá nhiên liệu tăng liên tục khiến doanh thu không đủ chi. Tương tự, nhiều đơn vị vận tải tại Bến xe miền Tây cũng đang kê khai điều chỉnh giá cước.
Theo đại diện Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP. HCM, do giá xăng dầu liên tục tăng nên vài ngày nữa các đơn vị vận tải của hiệp hội sẽ phải tăng giá cước.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.