Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Grab có kinh doanh kinh doanh vận tải taxi không?
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, trong một diễn biến mới, Công ty cổ phần FastGo, đơn vị cung cấp ứng dụng gọi xe công nghệ- FastGo vừa có công văn gửi Hội đồng xét xử vụ kiện giữa Vinasun và Grab, TAND TP.HCM nhằm cung cấp, làm rõ thông tin về hoạt động của các công ty công nghệ trong lĩnh vực vận tải hiện nay.
Đại diện của FastGo cho rằng, căn cứ trên thực tế hoạt động của Grab, thì đây không phải là mô hình công ty công nghệ thuần tuý, cũng không phải hoàn toàn mang tính chất môi giới kinh doanh như các ứng dụng gọi xe khác.
Lấy dẫn chứng về giá cước, FastGo nhận định, chính Grab là đơn vị quyết định giá cước chuyến đi theo thời điểm (mô hình Surge Price) dựa trên các thuật toán mà có thời điểm giá cước có thể tăng cao 3-5 lần so với thông thường, giá cước này các tài xế hoàn toàn không biết trước mà chỉ hiển thị cho khách hàng khi đặt xe.
Nếu đơn thuần chỉ là trung gian môi giới thì giá cước phải do bên bán (là tài xế) quyết định theo nguyên lý thị trường, vì vậy với cách tính giá cước này Grab không đơn thuần là trung gian môi giới.
Trường hợp này là Grab bán dịch vụ vận chuyển cho khách hàng trước và hưởng doanh thu về công ty, sau đó thuê tài xế để cung cấp dịch vụ cho khách hàng, trả cho tài xế một phần phí khoảng 70% phí thu được của khách hàng", văn bản của FastGo viết.
Theo như lập luận của FastGo thì công ty công nghệ là chỉ cung cấp dịch vụ về công nghệ cho nhiều công ty trong lĩnh vực nào đó, chứ không thể quyết định giá bán…
Trước đó, chiều 23/10, trong diễn biến bất ngờ vụ tố tụng giữa Vinasun và Grab tại tòa, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng, cần chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun buộc GrabTaxi bồi thường với số tiền thiệt hại hơn 41,2 tỷ đồng.
Đại diện VKS cho rằng có đủ cơ sở để khẳng định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, kinh doanh không đúng đề án 24, vi phạm Luật Doanh nghiệp 2014 về kê khai không trung thực nên đề nghị chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng của Vinasun.
Về nội dung, giấy đăng ký kinh doanh của Grab thể hiện lĩnh vực đăng ký kinh doanh vận tải. Mặc dù theo đề án 24, Grab chỉ được phép cung cấp nền tảng công nghệ kết nối nhưng đại diện Viện kiểm sát cho rằng Grab đã lợi dụng quyết định 24 để trực tiếp kinh doanh, điều hành dịch vụ vận tải taxi như thu tiền cước, quản lý tài xế, quyết định mức chiết khấu, thưởng phạt với tài xế.
Ngoài ra, Viện kiểm sát cũng cho rằng Grab thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, trong đó có cả cuốc xe giá 0 đồng. “Từ đó, đủ cơ sở xác định Grab là chủ doanh nghiệp thực thụ trong việc kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi”, đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm.
Từ những hồ sơ vụ kiện, Viện Kiểm sát cho rằng, Grab kinh doanh không đúng đề án 24, vi phạm Luật Doanh nghiệp 2014 về kê khai không trung thực nên yêu cầu của Vinasun khởi kiện Grab yêu cầu bồi thường thiệt hại là có cơ sở.
Từ những điều trên cho thấy, cơ quan quản lý cần xác định rõ về tư cách khi tham gia thị trường của Grab để có chính sách và cơ chế quản lý phù hợp.…
Cái Grab có không chỉ là công nghệ
Cũng phải nhìn nhận rằng cái Grab đang có không chỉ là công nghệ hay sự trợ lực từ chính sách mà yếu tố quyết định tạo lên thành công của doanh nghiệp này đến từ quản lý vận hành và phương thức tiếp cận thị trường hiện đại
Thực tế, Uber là cha đẻ của Grab, đã phát triển mạnh mẽ và nổi tiếng trên toàn cầu nhưng vẫn thất bại trước Grab trên toàn Đông Nam Á. Điều này cho thấy, Grab cũng không phải là không thể bị đánh bại.
Theo một chuyên gia: “Với những công ty như Uber hay Grab, yếu tố công nghệ chỉ là tính mới đánh vào sự tò mò ban đầu. Còn giá trị cốt lõi của những công ty này vẫn là tối đa hiệu quả quản trị, quảng cáo, vận hành, kể cả con người… từ đó cắt giảm chi phí, tạo lợi thế về giá, tối đa hóa lợi nhuận”.
Các doanh nghiệp vận tải truyền thống của Việt Nam không phải là không thể cạnh tranh được với Grab, Uber. Với rất nhiều lợi thế có sẵn như độ phủ sóng, sự chuyên nghiệp, đồng bộ dịch vụ… cái cần của các thương hiệu nội địa chính là thay đổi tư duy độc quyền, cắt giảm tối đa chi phí, cung cấp dịch vụ chất lượng hơn. Vị chuyên gia này đưa ra nhận định.
Trên thực tế, taxi truyền thống dù đang khó khăn nhưng vẫn có sức sống riêng trong thị trường của mình. Đơn cử việc, khách hàng vẫn lựa chọn đi taxi truyền thống tại những khung giờ cao điểm khi mà cước Taxi công nghệ lúc đó lên rất cao, hay những cung đường dài. Đây là lựa chọn không mấy bất ngờ vì mục tiêu cao nhất của khách hàng chính là tiết kiệm chi phí.
Vinasun chọn con đường kiện ra tòa với mục đích đòi quyền lợi và hướng đến đòi sự công bằng về cơ chế giữa hai loại hình vận tải này thì một số doanh nghiệp đã chủ động có những bước đi táo bạo nhằm cạnh tranh sòng phẳng với Grab.
Mới đây, 3 hãng xe Thành Công, Sao Hà Nội và Ba Sao hình thành Liên minh taxi (G7) nhằm cạnh tranh trực tiếp với Grab.
Hoặc như, tại Hà Nội cũng đã xuất hiện 1 liên minh ngầm khác tới 8 hãng xe taxi truyền thống đã sử dụng chung 1 app, cùng san sẻ khách cho nhau...
Có thể nhận thấy, các doanh nghiệp đang có những phản ứng, hành động khác nhau khi mô hình kinh doanh từ nước ngoài du nhập vào thị trường nội. Cạnh tranh càng gay gắt sẽ mang lại cho khách hàng thêm sự lựa chọn, giá rẻ. Còn đối doanh nghiệp, muốn tồn tại phải thay đổi và bắt kịp được với xu thế phát triển toàn cầu.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.