'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nếu so với ngành ngân hàng, chứng khoán là một ngành non trẻ. Chính vì vậy mà ngay từ những năm đầu vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam, ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập các công ty chứng khoán để phục vụ thị trường. Trong số 6 công ty chứng khoán tham gia thị trường từ những ngày đầu, có tới 3 công ty trực thuộc ngân hàng thương mại. Trải qua các giai đoạn thăng trầm, nhiều ngân hàng đã rút lui hoặc thu hẹp hoạt động của công ty chứng khoán.
Tuy nhiên gần đây, việc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua lại Công ty Chứng khoán ASC rồi nhanh chóng tăng vốn điều lệ lên gần 9.000 tỷ đồng, thậm chí có lộ trình tăng vốn lên 20.000 tỷ đồng, đã “gây sốc” giới tài chính. Mức vốn điều lệ 20.000 tỷ đồng có thể đưa công ty chứng khoán của VPBank lên ngôi đầu ngành chứng khoán xét theo quy mô vốn điều lệ. Động thái của VPBank càng gây chú ý hơn khi trước đây, ngân hàng này cũng đã từng sở hữu công ty chứng khoán rồi quyết định rút lui, nay lại trở lại.
Không chỉ VPBank, nhiều ngân hàng gần đây cũng đã/đang có động thái thâu tóm công ty chứng khoán.
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán mới vận hành được hơn 20 năm trong khi ngành ngân hàng đã phát triển hơn 70 năm, vì vậy, quy mô của các ngân hàng thương mại thường lớn hơn các công ty chứng khoán. Bằng chứng là trong số 33 công ty chứng khoán trên sàn thì không công ty nào có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Trong khi đó, trong số 27 ngân hàng trên sàn thì có tới 14 ngân hàng có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD, thậm chí Vietcombank không chỉ là ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất mà còn là doanh nghiệp giữ “ngôi vương” vốn hóa xét trên bình diện toàn thị trường chứng khoán.
Đa số nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế hiện nay vẫn dựa vào kênh ngân hàng. Ngay cả trên thị trường vốn, ngân hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng đứng trên cả khía cạnh bên mua lẫn bên bán.
Những đặc điểm trên tại Việt Nam có phần khác biệt so với các nước phát triển. Khác biệt lớn nhất không phải nằm ở tên gọi, bởi dù gọi là “công ty chứng khoán” như ở Việt Nam hay gọi là “ngân hàng đầu tư” như ở nước ngoài thì về cơ bản, mô hình và chức năng hoạt động là giống nhau, chẳng hạn như chức năng tư vấn, chức năng bảo lãnh phát hành chứng khoán, chức năng môi giới chứng khoán, chức năng nhà đầu tư, nhà tạo lập trên thị trường chứng khoán, nhận ủy thác đầu tư và cung cấp các dịch vụ chứng khoán khác.
Khác biệt lớn nhất nằm ở quy mô. Với việc thị trường chứng khoán đã hình thành hàng trăm năm, quy mô và vị thế của các ngân hàng đầu tư tại các nước phát triển không thua kém là bao so với các ngân hàng thương mại.
Năm 1998, ngân hàng đầu tư Merrill Lynch xếp thứ 24 và ngân hàng đầu tư Morgan Stanley xếp thứ 35 trong bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500), thứ hạng này thậm chí còn cao hơn cả Bank of America Corp - ngân hàng thương mại sau này đã mua lại Merrill Lynch trong cuộc khủng khoảng năm 2008. Cần lưu ý, năm 1998 là thời kỳ trước khi đạo luật Gramm-Leach-Bliley có hiệu lực, tức là hoạt động của ngân hàng đầu tư vẫn bị phân tách với hoạt động của ngân hàng thương mại.
Nhìn lại lịch sử hoạt động ngân hàng đầu tư tại nước phát triển như Mỹ cũng phần nào giúp mường tượng rõ hơn về tiềm năng của hoạt động ngân hàng đầu tư tại nước đang phát triển như Việt Nam, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt đang bước vào chu kỳ phát triển mới.
Hoạt động ngân hàng đầu tư tại Mỹ bắt đầu hình thành một cách rõ nét từ thế kỷ thứ 19. Cho đến trước năm 1933, không có yêu cầu pháp lý nào tách biệt hoạt động của các ngân hàng đầu tư và các ngân hàng thương mại. Đây được cho là nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc đại khủng hoảng năm 1933.
Năm 1993, đạo luật Glass-Steagall của Mỹ đã được ban hành nhằm phân tách hoạt động của ngân hàng đầu tư và hoạt động của ngân hàng thương mại. Đạo luật hướng đến hạn chế việc ngân hàng thương mại tham gia đầu tư vào chứng khoán, gây rủi ro cho khách hàng là người gửi tiết kiệm; cùng với đó, hạn chế khả năng ngân hàng chấp nhận các khoản vay dưới chuẩn đối với các doanh nghiệp mà ngân hàng đang nắm giữ cổ phần; thêm vào đó, hạn chế việc ngân hàng lạm dụng mạng lưới khách hàng rộng lớn để dễ dàng bán ra chứng khoán mà bản thân ngân hàng muốn bán; ngoài ra, hạn chế việc ngân hàng thương mại thành lập hoặc thôn tính các ngân hàng đầu tư, tạo ra sự tập trung quyền lực trên thị trường tài chính, dẫn đến độc quyền cạnh tranh và hoạt động không hiệu quả cũng như hàm chứa rủi ro hệ thống.
Sự ra đời của đạo luật Glass-Steagall phần nào cho thấy sức ảnh hưởng lớn của hoạt động ngân hàng đầu tư đối với nền kinh tế Mỹ.
Nhưng sức hấp dẫn của hoạt động ngân hàng đầu tư càng ngày càng lớn, đến mức khiến các đế chế tài chính muốn bãi bỏ đạo luật Glass-Steagall. Năm 1999, đạo luật Gramm-Leach-Bliley ra đời đã mở đường cho sự hình thành trở lại các ngân hàng tổng hợp, vừa sở hữu ngân hàng thương mại, vừa sở hữu ngân hàng đầu tư. Nhờ đạo luật này, các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư liên tục diễn ra (thậm chí nhiều trường hợp diễn ra trước khi cả đạo luật Gramm-Leach-Bliley ra đời và việc hình thành đạo luật này như là một bước để hợp thức hóa các thương vụ M&A diễn ra trước đó).
Cuộc khủng hoảng năm 2008 càng làm biến mất dần các ngân hàng đầu tư độc lập. Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns về tay JP Morgan Chase, Bank of America Corp mua lại Merrill Lynch, Goldman Sachs lấn sân sang hoạt động ngân hàng thương mại.
Việc VPBank mua công ty chứng khoán rồi tăng vốn “khủng” cho thấy dáng dấp của một ngân hàng tổng hợp, vừa sở hữu ngân hàng thương mại, vừa sở hữu ngân hàng đầu tư.
Nhìn vào câu chuyện ở Mỹ, rõ thấy ngân hàng đầu tư là mảng kinh doanh béo bở trong tương lai, thậm chí có thể trở thành động lực tăng trưởng mới của thị trường tài chính Việt Nam, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn kiên định với cơ chế quản lý bằng hạn mức tăng trưởng tín dụng, cộng thêm với việc các tiêu chuẩn an toàn với ngân hàng thương mại ngày càng được nâng cao, khiến cho không gian phát triển ngân hàng truyền thống trong tương lai gặp nhiều thách thức.
Không chỉ thu tiền từ môi giới, trực tiếp mua cổ phiếu, trái phiếu, dẫn vốn cho doanh nghiệp mà các công ty chứng khoán hiện nay còn thực hiện cả hoạt động cho vay ký quỹ (margin). Đây là hoạt động cấp tín dụng không khác việc cho vay thế chấp tại các ngân hàng thương mại là mấy, thậm chí tốc độ giải ngân hàng còn cực kỳ nhanh. Các sản phẩm phái sinh từ hoạt động cho vay margin, chẳng hạn như nghiệp vụ rút sức mua, biến công ty chứng khoán trở thành “ngân hàng” cho vay “nóng” với lãi suất hấp dẫn cùng với sự ưu việt về tốc độ giải ngân. Điều này càng cho thấy sức hấp dẫn của các công ty chứng khoán.
Các công ty chứng khoán cũng là mảnh ghép quan trọng trong chiến lược phát triển ngân hàng số của các ngân hàng thương mại, với mục tiêu là tích hợp dịch vụ chứng khoán để đáp ứng đa dạng nhu cầu tài chính của tệp khách hàng cá nhân khổng lồ.
Trên thực tế, tại Mỹ, ở thời kỳ trước đây, lý do quan trọng khiến các ngân hàng thương mại muốn thâu tóm ngân hàng đầu tư cũng để tận dụng mạng lưới khách hàng khổng lồ để bán chéo dịch vụ chứng khoán. Thế nhưng việc tích hợp này có phần “cơ học” bởi trải nghiệm của khách hàng không liền mạch, do đó hiệu quả còn hạn chế. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự giúp sức của AI và BigData, trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tài chính sẽ ngày càng liền mạch, thậm chí ngân hàng còn hiểu nhu cầu của khách hàng hơn chính bản thân khách hàng, do đó hiệu quả từ việc tích hợp dịch vụ chứng khoán sẽ cao hơn nhiều trước đây.
Nhìn vào những dẫn chứng trên, việc ngân hàng dồn lực vào phát triển công ty chứng khoán có vẻ là xu hướng hiển nhiên, nhưng tại sao nhiều ngân hàng vẫn chưa mặn mà dù đang sở hữu công ty chứng khoán?
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay bị thống trị bởi các công ty chứng khoán độc lập như Công ty Chứng khoán SSI, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC), Công ty Chứng khoán VPS. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) và Ngân hàng Bản Việt không thực sự rõ ràng. Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) là đơn vị hiếm hoi trực thuộc ngân hàng nhưng vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu ngành chứng khoán, đặc biệt là về lợi nhuận.
Tuy vậy, sự thành công của TCBS lại rất khác biệt khi phụ thuộc rất lớn vào ngân hàng mẹ là Techcombank và thành công chủ yếu là trên thị trường trái phiếu. Hướng đi của TCBS mặc dù cũng cho thấy việc tích hợp công ty chứng khoán vào hệ sinh thái của ngân hàng có thể tạo ra các sản phẩm mới, cách thức kinh doanh mới giúp tạo ra lợi nhuận lớn, nhưng mô hình này lại chưa cho thấy tính đại trà, một mặt khiến các công ty chứng khoán độc lập chưa cảm thấy bị “đe dọa” quá nhiều, mặt khác khiến các ngân hàng chưa “bừng tỉnh” về xu hướng phát triển mới. Dù vậy, chắc hẳn cũng đã có sự “giật mình” nhất định khi thị phần môi giới cổ phiếu của TCBS tăng vùn vụt trong hơn một năm qua.
Để “bừng tỉnh”, có lẽ phải chờ tới thành công của công ty chứng khoán trực thuộc VPBank, nhưng đến lúc đó, các công ty chứng khoán khác trực thuộc ngân hàng có thể đã bị bỏ lại rất xa.
Thách thức lớn nhất với VPBank hiện tại là làm sao thiết lập được mô hình kinh doanh chứng khoán phù hợp, bởi mô hình hoạt động của công ty chứng khoán có rất nhiều khác biệt với ngân hàng thương mại, về cách thức tổ chức, vận hành, bán hàng cũng như quản trị rủi ro. Kết hợp 2 mô hình này để tận dụng lợi thế đôi bên càng không đơn giản. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến khó khăn về yếu tố con người, trong bối cảnh nhân lực chất lượng cao trong ngành chứng khoán không phải là dồi dào. Ngoài ra, rủi ro pháp lý luôn hiện hữu, không chỉ đến từ sự thay đổi các quy định áp dụng với công ty chứng khoán mà còn cả các quy định áp dụng với ngân hàng thương mại sở hữu công ty chứng khoán.
Tuy vậy, với lộ trình tăng vốn “khủng” lên 20.000 tỷ đồng, hẳn nhiên ban lãnh đạo VPBank đã có hướng đi khả thi. Thành công hay không còn phải chờ ở tương lai, nhưng trong quá khứ, VPBank cũng đã từng thành công với FE Credit khi mà giới tài chính cả trong nước và nước ngoài tỏ ra hoài nghi khi ngân hàng quyết chinh phục phân khúc tín dụng rủi ro cao.
>>> Xem thêm: Đọc gì trên Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính Việt Nam?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.