Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cách đây gần một nghìn năm, Vân Đồn đã bắt đầu lịch sử của mình với vai trò là một thương cảng quan trọng của miền Bắc. Vai trò đó được tiếp diễn trong mấy trăm năm, trải các đời Lý, Trần, Hồ, Lê trước khi chìm khuất vào quên lãng từ thế kỷ XVII, nhường “vũ đài” lại cho những Kẻ Chợ, Phố Hiến.
Trải bao phong sương cát bụi, Vân Đồn lại một lần nữa phục sinh, nhưng không phải nhờ giao thương mà là nhờ du lịch. Chính dòng người tới từ mọi miền đã thổi đi lớp bụi thời gian, làm phát lộ vẻ đẹp của Vân Đồn, tựa như bóc lớp đá bên ngoài để tìm ra vẻ đẹp của ngọc phỉ thúy bên trong. Chỉ trong một thời gian ngắn, Vân Đồn từ một vùng biên viễn trở thành một trong những điểm đến ấn tượng hàng đầu Việt Nam với núi non hùng vĩ, biển rộng bao la, nước xanh như ngọc.
Từ câu chuyện của Vân Đồn, chúng tôi thêm phần thấu hiểu sức mạnh to lớn của du lịch, nhất là du lịch biển. Trong cuộc đời đầu tư, kinh doanh của mình, chúng tôi đã bay 150.000km đến 50 nước có du lịch biển phát triển khắp các châu lục, để tìm hiểu về các bãi biển và để khẳng định bãi biển của Việt Nam đẹp hàng đầu thế giới. Chúng tôi quan sát màu của nước, độ rộng của bãi tắm, nắm cát để thấy độ kết dính, kích thước hạt, ngửi mùi cát; tắm biển để thử độ sâu, độ thoải, độ ấm áp của nước, độ mạnh của sóng…
Ngoại trừ đặc thù biển Maldives (Ấn Độ Dương), so sánh với các bãi biển nổi tiếng trên thế giới ở Địa Trung Hải như như Nice, Cannes (Pháp), Monaco, Majorca và Ibiza (Tây Ban Nha), Santorini (Hy Lạp), Malta, Síp, Thổ Nhĩ Kỳ; vùng biển Caribe như Cancun (Mexico), Panama, Varadero (Cuba); các nước Mỹ - Latin như Lima (Peru), Algarrobo (Chile), Rio De Janero (Brazil); Hawaii (Mỹ); Dubai (UAE); Jeju (Hàn Quốc); Okinawa (Nhật Bản); Hải Nam (Trung Quốc); Bali (Indonessia); Phuket (Thái Lan); Langkawi (Malasia); Gold Coast (Úc)…vv, có thể khẳng định một cách khiêm tốn rằng biển Việt Nam và các bãi biển có thể tắm biển của Việt Nam đứng hàng đầu khu vực và thế giới. Nhiều tạp chí và tổ chức du lịch đã thừa nhận điều này. Bởi vậy, chúng ta cần nâng cao hơn nữa khả năng khai thác du lịch biển để phát triển đất nước, đặc biệt là thu hút khách quốc tế.
Nói về thị trường khách quốc tế trọng điểm cho du lịch Việt Nam, chúng tôi cho rằng cần hiểu và xác định rõ mục tiêu, tránh dàn trải, để đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ Địa Trung Hải là “sân sau” của các nước châu Âu, nhất là các nước Bắc – Trung Âu. Nhờ có hạ tầng phát triển, kết nối bao trùm, chế độ đi lại xuyên biên giới Schengen tự do, người dân châu Âu đến đây rất thuận tiện bằng các phương tiện máy bay, tàu hỏa, tàu thủy và ô tô với chi phí thấp. Vì thế đây là các bãi tắm chính của họ vào mùa hè. Rất nhiều người châu Âu có ngôi nhà thứ 2 ở Ibiza, Majorca, Malta. Khi Bắc và Trung Âu có tuyết rơi thì nhiệt độ ở đây vẫn ấm áp với chính người châu Âu (15-20 độ C). Thật may là nhiều người châu Âu có điều kiện về thời gian, tài chính mong muốn đi du lịch tại các điểm đến mới ở Caribe, Hawaii và phơi nắng ở các bãi biển có nhiệt độ ấm áp hơn ở châu Á. Và đây là cơ hội cho Việt Nam.
Ngược lại, Caribe là “sân nhà” của các nước châu Mỹ, nhất là Canada và các bang bắc Mỹ (Florida với TP. Miami giáp với Havana của Cuba). Chỉ mất vài tiếng bay là du khách từ các vùng này có thể trốn tuyết mùa đông để đến Caribe hay bang nhiệt đới nằm giữa Thái Bình Dương ấm áp Hawaii của Mỹ. Các nước Trung Mỹ hầu hết đều có các bãi tắm “sân nhà” nhìn ra vịnh Mexico. Các nước Nam Mỹ như Colombia, Brazil đều có các bãi tắm ấm áp của riêng họ.
Xét về khoảng cách thì Việt Nam nằm quá xa châu Mỹ. Để đến Việt Nam, du khách châu Mỹ phải bỏ ra chi phí và công sức rất lớn. Trước Covid-19, hàng năm khoảng 1 triệu người Mỹ đến Việt Nam nhưng phần lớn là Việt kiều. Vì lý do đó, chúng ta không nên đặt mục tiêu trọng điểm vào thị trường du khách châu Mỹ.
Cần nói thêm, du khách châu Âu thích đến Caribe và Nam Mỹ vì visa dễ dàng, yếu tố lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ tương đồng nhưng họ đang phải trả chi phí lữ hành cao hơn từ 65% đến gấp đôi, dù khoảng cách từ châu Âu đến Caribe, Nam Mỹ và châu Á là tương đương với khoảng 10 -12h bay. Việt Nam cần khai thác lợi điểm chi phí thấp hơn để quảng bá, thu hút du khách châu Âu trong bối cảnh thu nhập giảm do 2 năm Covid-19, chiến tranh và lạm phát.
Như thế, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần tiếp tục tập trung giữ vững thị trường trọng điểm Đông Bắc Á, tiếp thị châu Âu để cho họ thấy các lợi điểm về chi phí khi đến với chúng ta. Song song với đó là mở rộng thị trường mới khổng lồ Ấn Độ trong khi duy trì thị trường từ châu Đại Dương như Úc, New Zealand và ngay từ nội khối ASEAN.
Trở lại với Vân Đồn, có thể nói đây là địa phương hội tụ nhiều lợi thế phát triển du lịch biển. Vân Đồn nằm ở Quảng Ninh, tỉnh dẫn đầu chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp, với chính quyền năng động, coi trọng phát triển và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, coi thành công của doanh nghiệp là thành công của mình. Cứ dịp Tết Nguyên Đán, bí thư tỉnh ủy lại gửi thư chúc tết đến doanh nghiệp. Chỉ việc này thôi đã thấy sự khác biệt so với tất cả các tỉnh thành khác về thái độ quan tâm của chính quyền địa phương với doanh nghiệp.
Vân Đồn là khu kinh tế ven biển với nhiều ưu đãi đầu tư. Thị trường du lịch Vân Đồn cũng rất rộng lớn, gồm miền Bắc và Thủ đô Hà Nội với hàng chục triệu dân, khoảng cách chỉ 2,5 giờ chạy ô tô; cùng với đó là 600 triệu dân của hầu hết các nước ASEAN, đồng thời áp sát thị trường tỷ dân Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan chỉ với vài giờ bay.
Là đảo nhưng Vân Đồn chỉ cách đất liền 1 cây cầu nên vừa có không gian phát triển riêng vừa thuận lợi về giao thông, nhân lực, thông tin… với chi phí cạnh tranh. Vân Đồn còn nằm cạnh vùng di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận là Vịnh Hạ Long và hướng ra Bái Tử Long. Đây là điều đặc biệt, lợi thế hiếm có trên thế giới. Du khách đến đây vừa tắm biển vừa ngắm vịnh Bái Tử Long với hàng nghìn hòn đảo huyền thoại Rồng.
Về hạ tầng, trong những năm qua, hàng tỷ USD đã được đầu tư vào sân bay quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn - Móng Cái. Đường ven biển, đường 334, hạ tầng điện, nước đang được đầu tư mạnh mẽ. Đáng nói hơn cả là Vân Đồn vẫn còn nguyên sơ với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch hoàn toàn mới nên có cơ hội đầu tư và phát triển đồng bộ.
Nhiều nhà đầu tư lớn đã đặt chân đến Vân Đồn từ hàng chục năm trước như Sun Group, HD Mon, Viglacera. Các doanh nghiệp địa phương như Việt Mỹ, Phương Đông và Mai Quyền cũng bắt đầu từ rất sớm. Tuy nhiên, do điều chỉnh quy hoạch, biến động của thị trường, thủ tục pháp lý, Covid-19 và chiến lược của từng doanh nghiệp, chưa có dự án du lịch tiêu chuẩn quốc tế nào hoàn thành và đưa vào hoạt động trong khi hạ tầng đã sẵn sàng. Điều này đặt ra đòi hỏi tốc độ đầu tư tư nhân tương xứng để khai thác hiệu quả hạ tầng đã đầu tư. Đây là đặc thù của Vân Đồn. Vân Đồn và Quảng Ninh cần vận dụng chơ chế để thu hút đầu tư, hỗ trợ hạ tầng, rút ngắn thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư hiện có và thu hút các nhà đầu tư mới có năng lực để hiện thực hóa các dự án, đưa các dự án vào hoạt động, tạo việc làm, thu ngân sách, tạo thêm động lực tăng trưởng mới.
Với Vân Đồn, CEO Group có thể nói là người đến sau. Mãi năm 2017, chúng tôi mới cùng địa phương khảo sát đầu tư tại nhiều địa điểm bao gồm cả các đảo trên vịnh Bái Tử Long, đảo Quan Lạn Minh Châu và đảo chính Vân Đồn. Sau khảo sát và cân nhắc kỹ lưỡng trên các tiêu chí, chúng tôi quyết định M&A lại dự án khu du lịch Việt Mỹ đang được đầu tư dở dang có vị trí đẹp với bãi biển hoang sơ. Và dự án khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City ra đời.
Dự án lấy ý tưởng phát triển từ thương cảng Vân Đồn phồn thịnh xưa với mong muốn tiên phong thay đổi vùng đất huyền thoại này. Mục tiêu của dự án là phát triển thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng “all in one”, sức khỏe, ngôi nhà thứ 2 của Việt Nam và thế giới.
Mặc dù gặp phải không ít khó khăn như điều chỉnh quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Vân Đồn, giãn cách xã hội do Covid-19, bồi thường giải phóng mặt bằng, giá cả vật liệu và nhân công tăng, địa chất hang cácxtơ phức tạp, san lấp mặt bằng trên địa hình sình lầy, tạo lập bãi biển nhân tạo, đơn vị chủ đầu tư là Công ty đầu tư và phát triển du lịch Vân Đồn, một thành viên của CEO Group đã và đang hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng như hạ tầng, bãi biển, khu Singapore Shoptel. Khu thương mại Con đường tơ lụa (Silkpath) mới được khởi công. Khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế 5 sao Wyndham đang về đích với quyết tâm trở thành dự án du lịch nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên đi vào vận hành, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng cho kinh tế nói chung và du lịch Vân Đồn nói riêng.
Với khát vọng đóng góp nhỏ bé để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, những người thợ xây dựng và kỹ sư của chúng tôi đang làm việc ngày đêm để sớm mở cửa đón du khách trong nước và quốc tế, bao gồm cả các du mục kỹ thuật số (digital nomads) đến miền đất huyền thoại Rồng nghỉ dưỡng, vui chơi, sống, làm việc và để thấy một Việt Nam an toàn, cởi mở, mến khách. Khi thăm công trường đang thay đổi hàng ngày, chúng tôi đã nhìn thấy thương cảng huyền thoại đang được đánh thức và sẽ sớm nhộn nhịp hơn xưa.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.