Đất vùng ven Hà Nội hơn 130 triệu/m2: ‘Định giá lỗi, đầu cơ làm nhiễu’

Lệ Chi - 21/08/2024 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Lê Xuân Nga, Phó chủ tịch HĐQT BHS Group, nhìn nhận hiện tượng đấu giá đất lên tới 115 triệu/m2 vùng ven Hà Nội được mọi người nhắc tới nhiều, nhưng đó thực sự là giá ảo, chủ yếu lỗi ở khâu định giá khởi điểm và đang bị giới đầu cơ làm nhiễu.

Liên quan đến các phiên đấu giá đất tại Thanh Oai và Hoài Đức, Phó chủ tịch HĐQT BHS Group dự báo sắp tới, nhà đầu tư sẽ bỏ cọc nhiều, bởi trúng giá cao quá và khách hàng tìm cách lướt sóng là chính.

“Hệ quả là dòng tiền chảy sai vào chỗ trũng sẽ tạo nên bong bóng cục bộ mà mọi người liên quan sẽ phải trả giá”, ông nói.

Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Nga, cũng có thể chắc chắn một điều trong bất động sản, dòng tiền chảy đến đâu thì tăng trưởng kinh tế và ngành nghề cho dân sẽ “đơm hoa, kết trái”.

Do đó, nếu mọi người có thể bắt đoán được thời cơ và lập kế hoạch kinh doanh dựa trên sự dịch chuyển của dòng tiền thì cơ hội sẽ tới!

Phó chủ tịch HĐQT BHS Group dự báo sắp tới, nhà đầu tư sẽ bỏ cọc nhiều, bởi trúng giá cao quá và khách hàng tìm cách lướt sóng là chính.

Sự dịch chuyển dòng tiền

Nói về sự dịch chuyển dòng tiền, ông Lê Xuân Nga cho rằng, không khó để nhận ra ai nắm đúng xu thế dịch chuyển của dòng tiền, người đó sẽ có cơ hội chiến thắng trong đầu tư. Hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đang tăng phi mã 30%/năm trong 3 năm qua, tức là ai đó mua chung cư trước năm 2021 thì nay đã có thể bán lãi gấp đôi.

Giá bất động sản thấp tầng quanh Hà Nội còn tăng mạnh hơn như vậy. Lý do chính là dòng tiền đang tập trung quá lớn vào nội đô, chưa đổ ra ngoài. Có thể thấy, thị trường Hà Nội đang khá giống thị trường Sài Gòn 3 năm trước, khi mà chung cư tăng lên tới 200-300 triệu/m2, thấp tầng Quận 9 và các vùng ven Sài Gòn tăng phi mã. Và giờ đang hạ nhiệt.

Theo ông Nga, có 1 số dấu hiệu dễ nhận ra, để khẳng định dòng tiền đã ứ quá lâu trong nội thành, đó là giá chung cư, thấp tầng, thổ cư tại Hà Nội tăng vọt, tăng tới mức vô lí, vượt qua cả sự kỳ vọng của các chủ sở hữu bất động sản, và đó là lúc nhận ra, thị trường sẽ không thể tăng thêm nữa.

Hầu hết khách mua thời gian qua là những người mua căn nhà thứ 2, thậm chí thứ 3... bởi không có cơ hội mua cho người mua nhà lần đầu, vì giá quá cao, các bạn trẻ muốn có nhà tại Hà Nội ngày càng xa vời. Bởi thị trường Hà Nội đang hoàn toàn thiếu loại sản phẩm cao tầng giá 40 - 45 triệu/m2. Đây là hệ quả của hiện tượng “độc quyền nguồn cung chung cư” nhiều năm qua.

Ông Lê Xuân Nga, Phó chủ tịch HĐQT BHS Group.

Với tình hình mặt pháp lý hiện tại, Phó chủ tịch BHS đánh giá rất khó có một dự án đủ pháp lý, giá cả phù hợp có thể ra hàng. Nếu có thì cũng là của các ông lớn và giá rất lớn - dự án lớn phía Bắc Hà Nội, giá chắc sẽ tầm 350 - 400 triệu/m2 đất; còn dự án phía Đông Hà Nội cũng phải từ 200 triệu/m2 đất trở lên.

Chính vì vậy, những dự án do nhà nước đấu giá ở các tỉnh thành trên cả nước, tức là chắc chắn về pháp lý, sẽ được các nhà đầu tư thực sự quan tâm và đổ dòng tiền.

Chiến lược “đưa khách ra ngoại đô”!

Ông Nga đặt câu hỏi: Vậy dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào Hà Nội, các đại dự án ven này, các dự án đấu giá, hay đi đâu khác?

Ông cho rằng, cuộc chơi tại Hà Nội sẽ rất khốc liệt với các nhà đầu tư và nó dành cho các nhà đầu tư tay to, có ngân sách đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên. Các nhà đầu tư ngân sách nhỏ hơn, hãy tìm cách dịch chuyển dòng tiền sớm của mình ra các tỉnh thành khác, vùng đất khác vì sớm muộn, dòng tiền sẽ chạy ra ngoài Hà Nội, có thể cuối 2024 hoặc đầu 2025.

Đối với các nhà đầu tư, ông nhìn nhận đi sớm chớp cơ hội, hay quẩn quanh ở Hà Nội cho an toàn và phải mua với giá đỉnh cực cao, đó là sự lựa chọn của mỗi nhà đầu tư.

Tuy nhiên, đưa dòng tiền ra khỏi Hà Nội, Sài Gòn, theo ông, là trách nhiệm chung của những người trong ngành, kể cả các môi giới, sàn phân phối, vì thực sự các dự án ở khắp nơi trên cả nước thực sự cần dòng tiền đổ về để phát triển, thi công, hoàn thiện, an sinh xã hội và khiến cho các vùng đất mới thêm cơ sở hạ tầng, qua đó giúp kinh tế địa phương phát triển đồng đều.

“Phải chăng chiến lược ‘đưa khách ra ngoại đô’ sẽ là một chiến lược thông minh và cũng đầy ý nghĩa mà chúng ta nên đi trước đón đầu? Là điều đáng suy ngẫm”, ông bày tỏ.

Dù vậy, có một điều sẽ không thay đổi được Phó chủ tịch BHS Group nhấn mạnh rằng: “Theo chu kỳ bất động sản đã từng xảy ra, dòng tiền chắc chắn sẽ dịch chuyển ra khỏi Hà Nội”.

Cùng chuyên mục
Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB

Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB

(VNF) - Danh sách cổ đông được ACB công bố đợt này có 2 cá nhân và 3 tổ chức với tổng tỷ lệ sở hữu là 6,774% vốn điều lệ ngân hàng. Trong đó, ba cổ đông liên quan đến bà Ngô Thu Thuý - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc - nắm trên 3,7% vốn.

Chính phủ lập tổ công tác rà soát vướng mắc điện gió, điện khí

Chính phủ lập tổ công tác rà soát vướng mắc điện gió, điện khí

(VNF) - Theo Dự thảo Quyết định thành lập Tổ công tác, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ là Tổ trưởng. Hai ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Tổ phó.

Nhà đầu tư Mỹ 'suy giảm niềm tin' vào Trung Quốc

Nhà đầu tư Mỹ 'suy giảm niềm tin' vào Trung Quốc

(VNF) - Môi trường kinh doanh và triển vọng tại Trung Quốc dường như đã xấu đi trong mắt các nhà đầu tư Mỹ, khi có tới 25% nhà đầu tư thuộc Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải (AmCham Thượng Hải) cắt giảm đầu tư vào Bắc Kinh.

Hơn 33 tỷ USD vốn FDI đổ vào Bà Rịa- Vũng Tàu

Hơn 33 tỷ USD vốn FDI đổ vào Bà Rịa- Vũng Tàu

(VNF) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong tháng 8, tỉnh đã cấp mới 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 108 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 1 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm 9,21 triệu USD.

Chuỗi Katinat của doanh nhân Thiên Kim và sự thật về ồn ào ủng hộ bão lũ 1.000 đồng/ly nước

Chuỗi Katinat của doanh nhân Thiên Kim và sự thật về ồn ào ủng hộ bão lũ 1.000 đồng/ly nước

(VNF) - Chuỗi cà phê nổi tiếng Katinat đã thông báo trên trang fanpage chiến dịch ủng hộ miền Bắc ảnh hưởng lũ lụt bằng cách trích 1.000 đồng từ mỗi ly nước bán ra từ ngày 12-30/9. Bài viết đã ghi nhận gần 23.000 bình luận và hơn 6.600 lượt chia sẻ.

VietnamFinance hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp hậu bão Yagi

VietnamFinance hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp hậu bão Yagi

(VNF) - Siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam ngày 7/9 vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề đối với khu vực miền Bắc nước ta. Nhằm đồng hành cùng các đơn vị trong giai đoạn khó khăn này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance sẽ triển khai chương trình hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão này.

Vượt bão lũ, DN chung sức cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

Vượt bão lũ, DN chung sức cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai

(VNF) - Trong bối cảnh bão lũ đang diễn ra phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, cộng đồng doanh nghiệp đã có những hành động hỗ trợ thiết thực, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tìm hiểu về đời sống và bí ẩn cung đình của vua chúa Việt xưa

Tìm hiểu về đời sống và bí ẩn cung đình của vua chúa Việt xưa

(VNF) - Vua chúa Việt và những điều ít biết là cuốn sách tập hợp những bài viết, những câu chuyện thú vị, ít người biết về các vị vua chúa Việt Nam của nhà báo Lê Tiên Long mà sách vở hiện nay chưa khai thác nhiều.

Giá USD ngân hàng lao dốc, về sát 24.700 đồng/USD

Giá USD ngân hàng lao dốc, về sát 24.700 đồng/USD

(VNF) - Giá USD tại các ngân hàng thương mại giảm mạnh, nhiều ngân hàng hôm nay hạ tới hơn 100 đồng. Giá USD bán ra tại một số ngân hàng đã xuống mức 24.700 đồng/USD.

Nhà đầu tư ‘ngó lơ’ chứng khoán, thanh khoản xuống thấp ‘thảm hại’

Nhà đầu tư ‘ngó lơ’ chứng khoán, thanh khoản xuống thấp ‘thảm hại’

(VNF) – Thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm khi thanh khoản xuống mức cực thấp. Tuy nhiên, vẫn có số ít cổ phiếu gây ấn tượng đặc biệt, điển hình là SSB và VNZ.

Phố trung tâm đảo Cát Bà tan nát trong 'cối xay' siêu bão  Yagi

Phố trung tâm đảo Cát Bà tan nát trong 'cối xay' siêu bão Yagi

(VNF) - Nhà cửa tốc mái, cây xanh ngổn ngang, ki ốt đổ nát, tài sản hư hỏng…khung cảnh phố du lịch trung tâm Thị trấn Cát Bà, Hải Phòng bị xoáy nát trong 1 cái 'cối xay' khổng lồ 'siêu' bão Yagi