Dấu ấn kinh tế của cố Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong 1 thập kỷ tại vị

Quốc Anh - 27/10/2023 15:18 (GMT+7)

(VNF) - Trong 10 năm ở vị trí thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường thể hiện là một trong những quan chức có học vấn cao và đưa ra những cải cách và chính sách kinh tế phù hợp giúp Trung Quốc tăng trưởng vượt trội.

VNF
Cố Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã qua đời vào rạng sáng 27/10 do lên cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ 68 tuổi.

Ông Lý Khắc Cường làm thủ tướng Trung Quốc đúng 10 năm, từ tháng 3/2013 đến tháng 2/2023. Ông đã để lại nhiều dấu ấn khi quản lý nền kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn rất đặc biệt, đưa GDP của Trung Quốc tăng hơn gấp đôi từ 54.000 tỷ nhân dân tệ lên 114.000 tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái.

Có kiến thức uyên thâm về kinh tế

Ông Lý Khắc Cường sinh ngày 1/7/1995 tại tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc. Ông là con trai của một quan chức địa phương.

Theo một bài viết năm 2014 của Tân Hoa Xã, trong giai đoạn năm 1974-1978, ông Lý Khắc Cường lao động tại vùng nông thôn của tỉnh An Huy, từng phải cấy lúa, chăn gia súc, và gánh đá xây hồ chứa nước.

Những năm cuối thập niên 1970, ông Lý ban ngày cày ruộng, ban đêm chuẩn bị cho kỳ thi đại học.

Năm 1978, ông đỗ ngành luật tại Đại học Bắc Kinh, nơi ông nung nấu ước mơ phát triển hệ thống chính trị nước nhà sau này. 

Ông bắt đầu bước vào con đường chính trị khi tham gia hoạt động trong Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành Bí thư Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Bắc Kinh vào năm 1982. 

Cùng thời gian này, ông Lý Khắc Cường liên tục học hỏi, nghiên cứu và nỗ lực lấy thêm bằng Tiến sĩ Kinh tế vào năm 1994 tại Đại học Bắc Kinh.

Luận án của ông về cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc đã giành được Giải Kinh tế Tôn Dã Phương, giải thưởng danh giá nhất trong giới kinh tế Trung Quốc.

Năm 1998, ông Lý được bổ nhiệm giữ chức phó Bí thư tỉnh uỷ và trở thành quyền lãnh đạo tỉnh Hà Nam, là người trẻ nhất trong lịch sử Trung Quốc đứng đầu một tỉnh của nước này vào thời điểm đó. Một năm sau, ông giữ chức tỉnh trưởng. Đến năm 2002, ông được thăng chức lên Bí thư tỉnh uỷ.

Trong nhiệm kỳ tỉnh trưởng rồi Bí thư Tỉnh ủy của ông Lý trong năm 2002-2004, Hà Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế đáng kể.

Năm 2007, ông gia nhập Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ năm 2008 – 2013, ông được thăng chức làm phó thủ tướng, hỗ trợ nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo giám sát phát triển kinh tế và quản lý kinh tế vĩ mô. Thời điểm nhậm chức, ông Lý Khắc Cường phải đối mặt với rất nhiều thách thức, một trong số đó là những cảnh báo về sự đi xuống của ngành xuất khẩu.

"Thủ tướng của nhân dân"

Vào tháng 3/2013, ông Lý Khắc Cường được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 và giữ chức Thủ tướng Trung Quốc.

Nhậm chức vào giai đoạn kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, ông Lý Khắc Cường đã đưa Trung Quốc vượt qua nhiều giai đoạn rối ren, đặc biệt có thể kể đến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và khủng hoảng kinh tế Trung Quốc do đại dịch Covid-19 gây ra.

Đến 5 năm sau vào tháng 3/2018, ông tiếp tục được bổ nhiệm và giữ chức Thủ tướng Trung Quốc nhiệm kỳ 2.

Trong khoảng thời gian công tác trong bộ máy chính trị, ông Lý Khắc Cường từng nhiều lần đưa ra các chính sách tác động đến nền kinh tế Trung Quốc, mở ra nhiều cơ hội mới cho nền tài chính quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu thụ điện, hàng hoá đường sắt và ngân hàng.

“Ông Lý là một nhân tố có thể giúp cải cách nền kinh tế Trung Quốc”, ông Adam Ni, một nhà phân tích và tác giả chính trị độc lập về Trung Quốc nhận định.

Với tư cách là một trong những lãnh đạo top đầu về kinh tế, ông Lý Khắc Cường từng nhiều lần bày tỏ mong muốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đến và phát triển tại Trung Quốc.

Trong bài phát biểu chính sách thường niên đầu tiên vào năm 2014, ông Lý Khắc Cường cho biết bản thân theo đuổi định hướng cải cách cắt giảm lãng phí của chính phủ, làm sạch ô nhiễm môi trường và loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng, điều giúp ông thành công chiếm được sự tin tưởng của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.

Đối với công chúng Trung Quốc, ông Lý được biết đến như "thủ tướng của nhân dân", theo South China Morning Post. 

Trong những năm gần đây, ông Lý đã đưa ra một số sáng kiến chính sách nhằm giảm gánh nặng thuế và phí cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Vào tháng 3, ông tuyên bố chính phủ sẽ tạo điều kiện cắt giảm 2.500 nghìn tỷ nhân dân tệ tiền thuế và phí trong năm nay.

Những nỗ lực của ông Lý trong hai nhiệm kỳ thủ tướng cũng giúp Trung Quốc đạt tiến bộ đáng kể về môi trường. Nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí đã giảm 2/3 ở Bắc Kinh và hầu hết những nơi khác ở miền bắc đất nước.

Theo dữ liệu chính phủ, từ năm 2011 đến 2021, GDP của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi từ 54 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 7.380 tỷ USD) lên 114 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 15.580 tỷ USD), với tỷ trọng của nước này trong nền kinh tế thế giới tăng 7,2 điểm phần trăm, lên 18,5%.

Xem thêm >> Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đột ngột qua đời

Theo The Guardian, Brookings
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.