Mạnh tay thu về trăm triệu USD, sự 'tuỳ tiện' khiến Thủ tướng Trung Quốc phải xử lý

Khánh Tú - 23/09/2023 23:06 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều thành phố ở Trung Quốc đang chìm trong “núi nợ”, khiến chính quyền nhiều địa phương tìm đến một giải pháp mới để cứu vãn tình hình – bổ sung thêm nhiều hình phạt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

VNF
Nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang tìm mọi cách để tăng ngân sách.

Động vật cũng phải “kêu cứu”

Nền kinh tế Trung Quốc đang phải trải qua cơn bĩ cực khi liên tiếp nhận những “đòn đau”. Chính quyền nhiều địa phương đã phải chi hàng tỷ USD cho việc xét nghiệm hàng loạt và thực hiện chiến dịch Zero-Covid trong những năm trước. Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, một trong những “trụ cột” của nền kinh tế, cũng đã lấy đi nguồn doanh thu lớn của nhiều địa phương.

Nhiều thành phố tại Trung Quốc đang gặp khó khăn đến mức ngay cả cuộc sống của những loài động vật ở trong sở thú cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại vườn thú thuộc Công viên Đông Sơn, tỉnh Liêu Ninh, lượng thức ăn của nhiều loài động vật như ngựa vằn, gấu đen, lạc đà, khỉ đã bị cắt giảm một nửa trong khi nhân viên tại đây đã bị chậm lương trong nhiều tháng.

Vườn thú này hoạt động dựa vào quỹ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong 6 tháng qua, vườn thú vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào. Một sở thú khác ở thành phố Ngõa Phòng Điếm thuộc tỉnh Lưu Ninh cũng đã bị hoãn tài trợ do “tình hình tài chính căng thẳng” của thành phố.  

Các sở thú kêu cứu vì bị tạm ngừng viện trợ.

Những khoản phạt vô lý

Khoản nợ của các chính quyền ở địa phương đang mang đến rủi ro ngày càng cao đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ông Willy Lam, một thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn The Jamestown Foundation có trụ sở tại Washington, ước tính khoản vay của các chính quyền địa phương tại Trung Quốc lên tới 9.000 tỷ USD – 12.000 tỷ USD.

Theo phân tích của CNN dựa trên số liệu thống kê từ chính phủ Trung Quốc, tổng thu nhập thuế từ tất cả các cấp chính quyền của quốc gia này trong năm 2022 đã giảm 3,5% so với một năm trước đó. Đây cũng là mức giảm lớn nhất kể từ khi Trung Quốc cải cách chế độ thuế vào năm 1993. Tình hình dường như đang “ngoài tầm kiểm soát”, ông Willy nói với tờ CNN.

“Một nửa thu nhập do chính quyền địa phương tạo ra được dùng để trả lãi cho các khoản nợ của họ”. Chính vì thế, chính quyền địa phương đang tìm mọi cách để có thể kiếm tiền, một trong số đó là áp dụng các biện pháp phạt “khắc nghiệt”, ông Willy nói.

Vào tháng 6, ba nhà hàng ở Thượng Hải đã bị phạt 5.000 NDT (685 USD)/nhà hàng vì cho dưa chuột thái nhỏ vào mỳ lạnh mà không có giấy phép.

Trước đó 1 tháng, các tài xế xe tải ở Hà Nam đã kiến nghị về độ chính xác của cầu cân khi họ liên tục bị phạt vì vượt quá tải trọng. Một tài xế cho biết mình đã nhận tới 58 vé phạt trong vòng 2 năm với tổng tiền phạt lên tới 275.000 NDT (tương đương 37.687 USD).

Ngày càng có nhiều khoản phạt vô lý khiến không ít người dân địa phương bức xúc. “Có vẻ như các thành phố đang làm bất kỳ điều gì có thể để tạo ra thu nhập. Chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến nhiều khoản phạt tùy tiện hơn trong thời gian tới”, một nhà kinh tế nhận định.

Nhiều địa phương ở Trung Quốc đang ngập trong nợ nần.

CNN cho biết, số tiền thu được từ các khoản nộp phạt của người dân đã tăng hơn 100% vào năm 2021 tại ít nhất 15 thành phố của Trung Quốc. Thành phố Nam Xương thậm chí còn ghi nhận mức tăng 151% tiền nộp phạt so với một năm trước đó trong khi thành phố phía Đông Thanh Đảo thu được 4,38 tỷ NDT (600 triệu USD) tiền nộp phạt.

Trước tình trạng đáng báo động này, chính quyền trung ương Trung Quốc đã bắt đầu hành động. Vào năm ngoái, Bắc Kinh đã ban hành chỉ thị cấm các chính quyền địa phương áp dụng những “khoản phạt tùy tiện” để tạo thu nhập. Song song với đó, chính quyền trung ương đã thành lập các đội thanh tra theo dõi sát sao việc thực hiện chỉ thị trên.

Cũng trong năm ngoái, các quan chức tại thành phố Huệ Châu đã bị điều tra với tội danh ngụy tạo bằng chứng nhằm áp dụng hình phạt nặng hơn đối với một tài xế xe tải, người đã đổ chất thải xây dựng sai địa điểm.

Vào tháng 7/2023, thủ tướng Lý Cường tuyên bố sẽ xử lý các cáo buộc về hành vi “tùy tiện phạt” doanh nghiệp tư nhân của các chính quyền địa phương. Việc phạt tiền một cách tùy tiện đối với các doanh nghiệp nhỏ sẽ chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế và niềm tin của doanh nghiệp.

Ông Steve Tsang, Giám đốc Viện SOAS Trung Quốc tại Đại học SOAS ở London, cho biết: “Việc áp đặt những khoản tiền phạt tùy tiện đối với các doanh nghiệp nhỏ để bù đắp cho sự thiếu hụt tài chính đáng kể của chính quyền địa phương là không khôn ngoan và có khả năng phản tác dụng”.

Không chỉ làm mất niềm tin của doanh nghiệp và người dân, những khoản phạt vô lý còn có thể gây ra sự bất mãn khiến công chúng chống lại chính quyền, giáo sư Cheng tại Đại học Thành phố Hong Kong nhận định.

Theo CNN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

FPT và Nhựa Tiền Phong lọt danh sách thoái vốn của SCIC

FPT và Nhựa Tiền Phong lọt danh sách thoái vốn của SCIC

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.