'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngành công nghiệp hàng trăm tỷ USD “khủng hoảng”
Trước đại dịch Covid-19, ngành cung cấp dịch vụ đám cưới là một trong những ngành kinh doanh lớn tại Trung Quốc. Theo ước tính của Daxue Consulting, giá trị của ngành công nghiệp đám cưới tại Trung Quốc lên tới 3,6 nghìn tỷ NDT (tương đương 487 tỷ USD) trong năm 2020. Cũng trong năm này, ngân sách dành cho đám cưới tại Trung Quốc đã tăng tới 4000% trong vòng 30 năm.
Vào thời đỉnh cao, Trung Quốc có tới 10 triệu người kết hôn mỗi năm, tạo “đất sống” cho hàng chục nghìn công ty liên quan đến dịch vụ đám cưới. Các nhà hàng, khách sạn hay các cửa hàng váy cưới, dịch vụ cưới hỏi cũng nở rộ, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của Trung Quốc trong nhiều năm liên tục.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp “hái ra tiền” này lại đang phải đối mặt với một thách thức nan giải, đó là nhiều người trẻ Trung Quốc không còn mặn mà với hôn nhân. Theo số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc, số lượng cuộc hôn nhân trong năm 2022 tại Trung Quốc đạt 6,83 triệu cuộc, giảm 800.000 cuộc so với năm 2021. Đồng thời, đây cũng là mức thấp nhất trong 37 năm qua.
Dựa trên thống kê được thực hiện bởi giáo sư xã hội Wang Feng tại Đại học California, số lượng phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 29 tuổi tại các đô thị ở Trung Quốc chưa từng kết hôn đã tăng từ 8,6% lên 40,6% trong vòng 20 năm (từ năm 2000 đến năm 2020). Trung bình độ tuổi kết hôn lần đầu ở Trung Quốc là 28,6 vào năm 2020, cao hơn gần 4 tuổi so với năm 2021.
Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho biết, giờ đây việc kết hôn, lập gia đình không còn là ưu tiên hàng đầu của người trẻ Trung Quốc. Trong cuộc khảo sát 80.000 sinh viên được thực hiện bởi Viện Khoa học về sức khỏe tâm thần sinh viên của Trung Quốc vào năm 2022, có đến 42% thanh niên nước này mong muốn sống độc thân.
Tình trạng “lười yêu, ngại kết hôn” của giới trẻ Trung Quốc đáng báo động đến mức vào đầu năm ngoái, Tân Hoa Xã đã đăng video nhắc nhở thanh niên Trung Quốc sinh năm 2000 rằng họ đã đủ điều kiện để kết hôn. Tuy nhiên, ngay bên dưới video, có tới hàng chục nghìn bình luận “Hôn nhân là sự tự do và không phải ai cũng cần kết hôn”.
Thậm chí, ý kiến “hôn nhân như một canh bạc, thay vì lo được lo mất, tôi quyết định không tham gia” cũng trở thành câu nói “truyền cảm hứng” cho nhiều người trẻ tại Trung Quốc.
Số lượng người kết hôn giảm đồng nghĩa với doanh thu của ngành công nghiệp đám cưới Trung Quốc cũng lao dốc theo. Theo dự đoán của Statista, doanh thu của lĩnh vực phục vụ tiệc cưới ở Trung Quốc trong năm 2023 sẽ đạt 642 tỷ NDT, giảm từ 704 tỷ NDT trong năm 2019.
Jewel Wang, chủ mạng lưới bán váy cưới của nhà thiết kế Mỹ Vera Wang cũng thừa nhận chi tiêu cho ngành cưới hỏi đang giảm mạnh, Người dân Trung Quốc đang có xu hướng tổ chức tiệc cưới đơn giản và ít khách hơn.
“Nếu như 10 năm trước, đám cưới thường tiêu tốn hàng triệu NDT thì đến năm nay, có rất ít đám cưới ở Trung Quốc chi tiêu trên 100.000 tệ (tương đương 13.736 USD).
Đằng sau sự thờ ơ với hôn nhân
Suy thoái kinh tế là một trong những nguyên nhân chính khiến giới trẻ Trung Quốc thờ ơ với hôn nhân. Vào năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc trong độ tuổi từ 16 đến 24 đạt mức cao kỷ lục, 20,8%.
Cạnh tranh trong thị trường việc làm đã vắt kiệt sức của nhiều thanh niên tại Trung Quốc. Xiao Gang, kỹ sư phần mềm tại Trung Quốc, cho hay tình trạng sa thải trong ngành công nghệ diễn ra ngày càng nhiều khiến anh không dám lơ là trong công việc và thường xuyên tăng ca. “Tôi không còn sức lực để tính đến chuyện kết hôn”, anh nói.
Giống như anh Xiao, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn phát triển sự nghiệp thay vì kết hôn sớm như những thế hệ trước. Theo SCMP, trình độ học vấn cao hơn cùng khả năng độc lập tài chính đã khiến hôn nhân không còn hấp dẫn trong mắt những người trẻ.
Ông Dong Yuzheng, Giám đốc Cơ quan Phát triển Dân số Quảng Đông, cho biết ngày càng có nhiều người trẻ Trung Quốc phải đối mặt với áp lực từ cuộc sống và không thể chịu được gánh nặng từ hôn nhân – mua nhà và nuôi con.
Theo một khảo sát được thực hiện bởi các nhà nhân khẩu học Trung Quốc, nếu xét về sản lượng kinh tế bình quân trên đầu người, Trung Quốc hiện đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Hàn Quốc, về chi phí nuôi dạy một đứa trẻ.
Chưa kể, văn hóa “trọng nam” đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính trong suốt hơn 40 năm qua. Theo ông Yuan Xin, giáo sư Đại học Nam Khai, Phó Chủ tịch Hội Dân số học Trung Quốc, có ít nhất hơn 30 triệu đàn ông Trung Quốc khó có thể tìm được vợ Trung Quốc. Nhiều người trong số họ buộc phải chấp nhận tình trạng “độc thân thụ động” do không có tài chính vững vàng.
Trước thực trạng đáng báo động này, chính quyền Bắc Kinh đã tung ra hàng loạt chiến dịch tuyên truyền nhằm hối thúc mọi người kết hôn và sinh con. Thậm chí, Trung Quốc còn tổ chức các sự kiện tìm kiếm bạn đời do đích thân nhà nước bảo trợ. Một tỉnh ở miền đông Trung Quốc còn triển khai ứng dụng “ông tơ bà nguyệt” để giúp người trẻ dễ dàng tìm bạn đời hơn.
Tỉnh Chiết Giang còn thưởng 1.000 NDT (tương đương 137 USD) cho những cô dâu dưới 25 tuổi để “khuyến khích hôn nhân và sinh con trong độ tuổi phù hợp” đối với những người kết hôn lần đầu.
Chính phủ đang triển khai các chương trình thử nghiệm trong 20 thành phố nhằm quảng bá một “kỷ nguyên mới’ trong hôn nhân. Trọng tâm của chính sách kỷ nguyên mới là các ông bố bà mẹ nên chia sẻ trách nhiệm chung về chăm sóc, nuôi dạy con cái, thay vì để mình phụ nữ gánh vác như trước, tờ New York Times cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.