Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
Mỹ tăng thuế, Trung Quốc “đáp trả đến cùng”
Chưa đầy 24 giờ sau tuyên bố áp mức thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4 của chính quyền Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có phản ứng cứng rắn.
Người phát ngôn Lâm Kiếm Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, sẽ "phản công và chiến đấu đến cùng" để bảo vệ lợi ích quốc gia và không chấp nhận bất kỳ hình thức "tống tiền" nào từ phía Mỹ, theo New York Post.
“Nếu Mỹ kiên quyết tiếp tục cuộc chiến thuế quan, Trung Quốc sẽ đáp trả đến cùng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình", ông Lâm Kiếm cho biết.
Phát ngôn này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt với áp lực từ cả bên ngoài lẫn bên trong, nhưng Bắc Kinh cho thấy họ không có ý định nhượng bộ. Trung Quốc nhấn mạnh, các hành động áp đặt thuế quan của Mỹ không tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán và cảnh báo rằng việc gây áp lực và đe dọa sẽ không có tác dụng, tờ The World Street Journal đưa tin.
Các dòng thuế mới từ Mỹ nhắm vào nhiều ngành công nghiệp chiến lược như xe điện, linh kiện công nghệ cao, pin và thiết bị năng lượng tái tạo. Đây là những lĩnh vực mà Trung Quốc đang chiếm ưu thế toàn cầu.

Theo giới quan sát, đây là hành động chưa từng có tiền lệ về quy mô và mức độ nhắm mục tiêu cụ thể, cho thấy Washington đang chuyển từ “đối phó” sang “kiềm chế” Trung Quốc một cách hệ thống.
Không dừng lại ở lời nói, Trung Quốc cũng triển khai các biện pháp cụ thể. Bộ Thương mại nước này tuyên bố đang xem xét “toàn diện các hành động đối ứng” và sẽ không ngần ngại áp dụng các biện pháp thương mại bổ sung nếu cần thiết.
Ngày 10/4, Trung Quốc công bố danh sách dự kiến các mặt hàng Mỹ có thể bị đánh thuế bổ sung, trong đó bao gồm nông sản, chip bán dẫn và thiết bị hàng không – các ngành mà Mỹ vốn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Căng thẳng leo thang ngay lập tức khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động. Đồng nhân dân tệ giảm nhẹ, trong khi chỉ số Dow Jones mất hơn 300 điểm ngay sau thông tin về vòng áp thuế mới từ Mỹ và phản ứng của Bắc Kinh.
Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không có kênh đối thoại được khôi phục, cuộc đối đầu này có thể gây tổn thất nặng nề cho chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy thế giới vào một chu kỳ bất ổn thương mại mới.
Đặc biệt, sau quyết định tăng thuế lên 125% với hàng Trung Quốc trong khi hoãn áp thuế với các nước còn lại của TT TRump, Giới quan sát cho rằng, việc này sẽ đẩy Mỹ và Trung Quốc vào thế không ngừng gia tăng thuế quan lên hàng hóa của nhau, Trung Quốc đáp trả thuế 84% với hàng hóa Mỹ, Mỹ lập tức đẩy thuế lên 125% đã đặt quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào thế bế tắc và nguy hiểm.
Sự leo thang này không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia mà còn gây tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Chọn đối đầu trực diện, Trung Quốc tự tin vào điều gì?
Trong khi nhiều nền kinh tế, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản hay Hàn Quốc, thường tìm cách xoa dịu Mỹ bằng các vòng đàm phán song phương để tránh căng thẳng, Trung Quốc lại chọn phản ứng trực diện.
Câu hỏi đặt ra là: Trung Quốc đang đặt cược vào điều gì?
Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 8/4, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã lần đầu tiên đưa ra tuyên bố chính thức kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế 104%.
Ông nhấn mạnh Bắc Kinh đã lường trước nhiều yếu tố bất ổn trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô năm 2025 và đang nắm trong tay "đầy đủ công cụ chính sách" để phản ứng với các cú sốc từ bên ngoài.
Thông điệp này được phát đi trong bối cảnh Trung Quốc đang đối diện sức ép gia tăng từ phía Washington, nhưng Thủ tướng Lý Cường khẳng định đất nước hoàn toàn có khả năng duy trì ổn định kinh tế và bảo vệ các lợi ích cốt lõi, bao gồm chủ quyền, an ninh quốc gia và công lý thương mại.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ có những hành động kiên quyết nếu lợi ích bị xâm phạm, đồng thời cho thấy nước này không có ý định nhượng bộ dù Mỹ đe dọa áp thêm 50% thuế nếu Bắc Kinh trả đũa.

Tân Hoa Xã đưa tin, Hội nghị công tác ngoại vi trung ương được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 8-9/4, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng. "Nền kinh tế Trung Quốc không phải là một cái ao mà là một đại dương", tờ ChinaDaily dẫn lại phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo SCMP, Trung Quốc hiện không còn phụ thuộc quá lớn vào thị trường Mỹ như trong quá khứ. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này đã giảm từ khoảng 21% vào năm 2010 xuống còn dưới 14% vào năm 2024. Trung Quốc đã tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu sang ASEAN, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh nhằm phân tán rủi ro và giảm thiểu tác động từ căng thẳng thương mại với Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến lược tự chủ công nghệ, trong bối cảnh bị Mỹ siết chặt nguồn cung bán dẫn, công nghệ lõi và trí tuệ nhân tạo.
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, tổng mức đầu tư công nghệ của nước này trong năm 2024 đạt hơn 3.200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 445 tỷ USD), tăng gần 12% so với năm trước. Bắc Kinh cho rằng, phát triển năng lực công nghệ nội địa là cách hiệu quả nhất để chống lại các lệnh trừng phạt và hạn chế từ phương Tây.
Cuối cùng, Trung Quốc tin rằng trật tự toàn cầu đang dịch chuyển và Mỹ không còn là “trọng tài tối cao” như trước. Việc Mỹ mất dần ảnh hưởng tại các tổ chức quốc tế như WTO, cùng với làn sóng ủng hộ đa cực hóa tại nhiều khu vực, khiến Bắc Kinh tin rằng họ có thêm dư địa để phản kháng.
Chiến lược “ngoại giao linh hoạt” với các nước đang phát triển, đồng thời củng cố quan hệ với các cường quốc khu vực khác, giúp Trung Quốc tạo thành “tuyến phòng thủ địa chiến lược” nhằm đối phó hiệu quả với các sức ép từ phương Tây.
Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc hôm 9/4 đã công bố sách trắng có tựa đề "Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ".
Theo tài liệu, để đáp trả các động thái của Mỹ, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp đối phó mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình và vẫn cam kết giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn, với nhiều vòng tham vấn với phía Mỹ để ổn định quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Sách trắng cho biết phía Trung Quốc luôn khẳng định quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ mang tính cùng có lợi và đôi bên cùng có lợi.
Là hai nước lớn ở các giai đoạn phát triển khác nhau với chế độ kinh tế khác nhau, Trung Quốc và Mỹ có những khác biệt và xung đột trong hợp tác kinh tế và thương mại là điều tự nhiên. Theo văn kiện, điều quan trọng là phải tôn trọng lợi ích cốt lõi và mối quan tâm lớn của nhau, đồng thời tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn.
TT Trump 'xuống tay' áp thuế 104% với hàng Trung Quốc: 'Sai lầm khi chọn cách trả đũa Mỹ'?
Peng Zhihui – Từ nhân tài Huawei đến 'ngôi sao' mới của ngành robot Trung Quốc
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Việt Nam từ ngày 14 - 15/04/2025.
Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 10/4 cho hay Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ nhưng phải bình đẳng và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?
(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.
TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'
(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.
ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn
(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
Cửa hàng người Việt ở Mỹ lo phải đóng cửa vì thuế đối ứng 46%
(VNF) - Các doanh nghiệp ở Little Saigon cảnh báo, mức thuế 46% của Tổng thống Trump đối với hàng Việt Nam sẽ đẩy giá cả tăng vọt, thậm chí khiến cửa hàng phải đóng cửa.
Mua vào cổ phiếu: Nước cờ 'tự cứu mình' của doanh nghiệp Trung Quốc giữa bão thuế
(VNF) - Trước áp lực gia tăng từ căng thẳng thương mại với Mỹ, nhiều doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết tại Trung Quốc đồng loạt tuyên bố tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán, mua vào cổ phiếu nhằm hỗ trợ giá và củng cố niềm tin nhà đầu tư.
Hải quan Mỹ kích hoạt 'bão thuế quan' giữa đêm, nhắm vào 86 quốc gia
(VNF) - Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết họ đã chuẩn bị bắt đầu thực thi cái gọi là “thuế quan có đi có lại” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia sau khi mức thuế mới có hiệu lực sau nửa đêm 9/4.
TT Trump 'xuống tay' áp thuế 104% với hàng Trung Quốc: 'Sai lầm khi chọn cách trả đũa Mỹ'?
(VNF) - Nhà Trắng cho biết mức thuế 104% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đã chính thức có hiệu lực, sau khi Bắc Kinh không tuân thủ thời hạn dỡ bỏ các mức thuế trả đũa vốn được áp dụng để đáp trả chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Việc này khiến cổ phiếu phố Wall lại trượt dốc.
Lỡ mua LNG của Mỹ, Trung Quốc đồng loạt bán lại do thuế cao
(VNF) - Trong bối cảnh thuế quan trả đũa khiến chi phí nhập khẩu tăng vọt, người mua Trung Quốc đồng loạt bán lại sản phẩm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có nguồn gốc từ Mỹ. Xu hướng này được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, khi nhu cầu nội địa sụt giảm và các hợp đồng dài hạn bắt đầu có hiệu lực.
Người Mỹ chen chân mua iPhone vì lo ngại thuế quan 'thổi giá'
(VNF) - Lo ngại giá iPhone tăng do mức thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều người Mỹ đang đổ xô đến các cửa hàng Apple để mua iPhone.
Cập nhật diễn biến đàm phán thuế quan với Mỹ trước giờ G
(VNF) - Trước thời điểm quyết định 9/4, thời hạn thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực, làn sóng đàm phán thuế với Mỹ đang diễn ra dồn dập khi hơn 70 quốc gia đều nỗ lực vận động để trì hoãn hoặc được miễn trừ. Việt Nam, Nhật Bản, các nước EU và nhiều nền kinh tế mới nổi đều đang tích cực tiếp xúc, trong bối cảnh Mỹ chưa công bố rõ các điều kiện miễn trừ thuế quan.
Hội nghị P4G 2025: 'Thu hút nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển bền vững'
(VNF) - Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, việc đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025 khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thu hút các nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
TT Trump doạ đánh thuế thêm 50%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 8/4 cho biết họ “kiên quyết phản đối” lời đe dọa tăng thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
Thương chiến Mỹ - Trung: Không chỉ phòng thủ, Bắc Kinh muốn dẫn dắt trật tự mới?
(VNF) - Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump châm ngòi đang đẩy thế giới vào vòng xoáy bất ổn thương mại, nhưng thay vì chỉ phòng thủ, Trung Quốc đang phát đi tín hiệu sẵn sàng cạnh tranh để tái định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu.
Peng Zhihui – Từ nhân tài Huawei đến 'ngôi sao' mới của ngành robot Trung Quốc
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.