Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Vào 8 năm trước, anh công nhân Shi Tieniu đã quyết định mua một căn hộ tại khu phức hợp Gaotie Wellness City ở thành phố Tongchuan. Theo lời của nhân viên tư vấn, căn hộ này là nhà ở cao cấp với nhiều dịch vụ hàng đầu và có thể truyền qua nhiều thế hệ.
Thế nhưng đến tận bây giờ, căn hộ này vẫn chưa được hoàn thiện và chỉ có cái vỏ bên ngoài theo đúng nghĩa đen. Mỗi ngày, anh Shi phải leo bộ 20 tầng cầu thang để ngủ trong một căn phòng “xơ xác”, không có nước, không có điện hay máy sưởi. “Tôi chuyển vào đây từ tháng 5 năm nay và gần như không bao giờ uống nước, rửa mặt hay thậm chí là đánh răng”, anh nói.
Cũng như bao người dân đã mua nhà tại đây, anh Shi mong muốn căn hộ của mình được hoàn thiện càng sớm càng tốt để cha mẹ anh có thể sống ở đây vào những năm cuối đời. “Tôi không còn tiền nữa, tất cả tài sản của gia đình tôi đã đổ hết vào tòa nhà dang dở này”, anh Shi tiết lộ.
Anh Shi mua căn hộ này với giá 276.000 NDT (tương đương 37.941 USD) vào năm 2015. Mặc dù việc xây dựng luôn bị gián đoạn nhưng các căn hộ tại dự án này vẫn liên tục được bán ra đến tận năm 2020. Trong khoảng thời gian này, tên của đơn vị phát triển và dự án được thay đổi nhiều lần.
Vài chục người mua nhà tại dự án này cũng đang giống như anh Shi. Hầu hết họ là những người đã về hưu mua nhà cho con cái hoặc những người lao động với thu nhập trung bình. Để có thể đi vào căn hộ của mình, những cư dân nơi đây phải đi qua một cánh đồng mọc đầy cỏ dại, vượt qua những cỗ máy rỉ sét và chui qua lổ hổng trên tường. Cả khu chỉ có một bếp nấu ăn và một nhà vệ sinh duy nhất được xây dựng tạm bợ.
Bà Qi Xiaoxia (65 tuổi) bức xúc vì căn hộ thuộc khu phức hợp Gaotie Wellness City đã hủy hoại cuộc sống gia đình bà. Con trai bà năm nay đã 36 tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ. Bà đã vay nợ họ hàng, lấy hết tiền tiết kiệm để mua cho con trai một căn hộ ở đây. Thế nhưng, đến tận bây giờ, bà vẫn chưa có nhà để ở trong khi vẫn phải gánh trên lưng một khoản nợ không nhỏ.
Không phải tự dưng các hộ gia đình này lại chấp nhận cảnh sống thiếu thốn trong các căn hộ chưa được hoàn thành. Họ quyết định chuyển đến sống tạm ở đây trong một vài tháng qua nhằm gây áp lực lên chính quyền về việc giải quyết hàng loạt dự án nhà ở nhiều năm chưa hoàn thiện.
Trước đó, khách mua nhà tại dự án này đã nhiều lần tổ chức biểu tình phản đối chính quyền thành phố từ năm 2019 đến nay nhưng câu chuyện này vẫn chưa đi đến hồi kết.
Thị trường bất động sản Trung Quốc đã phải trải qua cơn khủng hoảng khi nền kinh tế chững lại. Doanh số bán nhà lao dốc trong khi nhiều nhà phát triển bất động sản phá sản khiến hàng loạt dự án nhà ở nằm “đắp chiếu” và hàng triệu người rơi vào cảnh mất tiền nhưng không có nhà.
Bất chấp những nỗ lực từ phía chính quyền Bắc Kinh, ngân hàng đầu tư UBS dự đoán, doanh số bất động sản ở Trung Quốc sẽ chỉ hồi phục ở mức 50 – 60% so với mức đỉnh đạt đạt được vào năm 2020 – 2021.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.