Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” đến năm 2050 đồng thời cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010… Hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu gần đây cũng nhấn mạnh các giải pháp thực hiện cam kết COP26, trong đó có việc cần thiết triển khai ESG. Vậy ESG là gì? Tại sao lại quan trọng như vậy?
Gần đây, ESG (Environmental, Social and Corporate Governance) - thuật ngữ viết tắt của “Môi trường, Xã hội và Quản trị” đã trở thành một chủ đề hàng đầu mà các nhà quản trị thế giới đang đề cập đến, mục tiêu xây dựng thành các tiêu chí phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, đó cũng chính xác là những gì nền kinh tế Việt Nam cần, giúp giảm thiểu các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.
Các báo cáo thống kê cho thấy, trên toàn cầu đã có hơn 500 tỷ USD đã được chuyển vào các quỹ tích hợp ESG vào năm 2021, góp phần làm tăng 55% tài sản được quản lý trong các sản phẩm tích hợp ESG. Tăng trưởng đầu tư hiện tiếp tục được duy trì khi có 87% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mong đợi sự gia tăng đầu tư vào tính bền vững cho các tổ chức của họ trong những năm tới.
Tại Việt Nam, báo cáo về “Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022” của PwC Việt Nam ghi nhận rằng, 80% doanh nghiệp đã nhận thức tầm quan trọng của ESG và cam kết triển khai.
Ở góc độ đầu tư tài chính, Dragon Capital, VinaCapital, Vietnam Holding hay các quỹ như Tundra Frontier, AFC Vietnam Fund đều xét đến tiêu chí ESG trong các khoản đầu tư mới. Thậm chí, Dragon Capital, VinaCapital còn xây dựng bộ tiêu chí riêng về ESG, lập đội ngũ phân tích để theo dõi, đánh giá và xếp hạng ESG cho các công ty trong danh mục đầu tư.
Đại diện VinaCapital cho biết: “ESG là một phần bắt buộc nếu doanh nghiệp Việt muốn thu hút vốn đầu tư ngoại cũng như xuất khẩu hàng hoá”.
Ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam, cho rằng trên thực tế, doanh nghiệp Việt chú ý đến ESG chủ yếu vì muốn cải thiện hình ảnh thương hiệu và uy tín với người tiêu dùng, duy trì vị thế cạnh tranh cũng như quản trị rủi ro, giúp công ty có thêm sức mạnh nội lực.
Do đó, các tác động của việc thực hành ESG ngày càng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp khi đây vừa là trách nhiệm, vừa là lợi ích. Tuy nhiên hiểu rõ ESG mà thiếu cam kết hoặc ngược lại đều là vô nghĩa.
Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Hoàng Hiệp, ESG giúp doanh nghiệp hiểu các tiêu chí liên quan như thế nào đến tính bền vững của công ty khi đưa ra bộ nguyên tắc hướng dẫn, giúp các doanh nghiệp thực thi các quyết định có ý thức về môi trường và xã hội.
Ba hạng mục ESG – môi trường, xã hội và quản trị – tương ứng với ba trụ cột của mô hình kinh doanh bền vững, đó là trụ cột môi trường, trụ cột xã hội và trụ cột kinh tế. Tuy nhiên, ESG bổ sung vào mô hình kinh doanh bền vững bằng cách chỉ định các tiêu chuẩn cần đáp ứng theo từng danh mục. Nói cách khác, hãy nghĩ về ESG như một mô hình định hướng hành động cho sự bền vững của công ty.
Đánh giá môi trường bao gồm các tiêu chí để đo tác động của doanh nghiệp đến môi trường tự nhiên. Điều này bao gồm việc giảm lượng khí thải carbon, quản lý chất thải hiệu quả, ngăn ngừa ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên.
Đáp ứng các yêu cầu ESG, doanh nghiệp cần cho biết tác động của mình đến môi trường, thông qua báo cáo bền vững hoặc chứng nhận doanh nghiệp xanh. Cả hai yêu cầu đo lường, theo dõi và ghi lại dấu vết môi trường của doanh nghiệp, chứng minh trách nhiệm nghiêm túc của doanh nghiệp đối với môi trường.
Ở khía cạnh xã hội, tại nơi làm việc, doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách hòa nhập và đa dạng, đảm bảo công bằng và xây dựng thương hiệu trong cách đối xử với các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh.
Trong thế giới hiện đại, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định xã hội chặt chẽ và đối phó với một lực lượng lao động đa dạng và bình đẳng, củng cố quyền con người và đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Những quy định này đóng vai trò quản lý rủi ro để ngăn ngừa các thảm họa phá sản của doanh nghiệp.
Bỏ qua trách nhiệm xã hội và có thái độ đối phó “trắng trợn” sẽ khiến doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước một cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng thảm khốc, đe dọa cuộc sống và phúc lợi của con người. Do đó, đầu tư có trách nhiệm xã hội đã thu hút sự quan tâm của các nhóm liên quan và xu hướng này đang ngày càng phát triển.
Các tiêu chí ESG quản trị liên quan đến lãnh đạo, kiểm toán, trả lương cho giám đốc điều hành, quyền của cổ đông và kiểm soát nội bộ. Một công ty được điều hành hiệu quả phải dựa trên cấu trúc và văn hóa doanh nghiệp, dựa trên các nguyên tắc quản trị tốt sẽ ngăn ngừa các thảm họa lớn có thể xảy ra cho doanh nghiệp. Đồng thời, thương hiệu doanh nghiệp luôn được chào đón, hoan nghênh từ đối tác, khách hàng và nhà cung cấp.
“Việc tuân thủ tiêu chuẩn ESG giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro kinh doanh tiềm ẩn, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, tăng tính cạnh tranh và tạo ra giá trị cho cổ đông. Ngoài ra, việc đầu tư vào các sản phẩm tích hợp ESG cũng đem lại lợi ích tài chính và môi trường cho nhà đầu tư.
Vì vậy, ESG không chỉ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của các doanh nghiệp, mà còn là một yếu tố không thể thiếu trong các chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần phải hiểu rõ các tiêu chuẩn ESG, tận dụng chúng để tạo ra giá trị và thúc đẩy sự phát triển bền vững” TS Hiệp chia sẻ.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.