Đầu tư vào thị trường khách sạn sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD

Lê Hải - 18/02/2017 09:45 (GMT+7)

(VNF) – Đó là nhận định của JLL về tình hình đầu tư vào thị trường khách sạn châu Á Thái Bình Dương trong năm 2017.

Cụ thể, theo JLL, trong năm 2016, thị trường khách sạn châu Á Thái Bình Dương đã ghi nhận một loạt thương vụ M&A lớn như Tập đoàn Marriott International mua lại Khu khách sạn và nghỉ dưỡng Starwood hay thương vụ thâu tóm khách sạn Carlson của Tập đoàn du lịch HNA. JLL dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục được diễn ra trong năm 2017.

"Chúng tôi kỳ vọng nhìn thấy nhiều hơn sự hợp tác bền vững giữa các nhà điều hành và chủ sở hữu cũng như nhu cầu gia tăng mức cạnh tranh của các nhà đầu tư trong những chiến lược tăng trưởng của họ", ông Lauro Ferroni, Phó Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ Khách sạn JLL cho biết.

Theo thống kê, tổng vốn đầu tư vào thị trường khách sạn châu Á Thái Bình Dương trong năm 2016 đạt khoảng 8,5 tỷ USD. Năm nay, khối lượng đầu tư được dự báo tiếp tục giữ ổn định, dao động từ từ 8 – 9 tỷ USD. Trung Quốc được nhìn nhận sẽ vẫn là nhà đầu tư chủ chốt, bất chấp chính phủ nước này đã công bố sẽ kiểm soát nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài vào hồi giữa tháng 12 năm ngoái.

"Số lượng các nhà đầu tư đến từ châu Á sẽ tiếp tục gia tăng với sự dẫn đầu của các tập đoàn đến từ Singapore. Các nhà đầu tư Hồng Kông - dựa vào nguồn vốn liên kết với Trung Quốc Đại lục - cũng là một thế lực năng động", ông Frank Sorgiovanni, Giám đốc nghiên cứu, bộ phận Khách sạn châu Á – Thái Bình Dương của JLL nhận xét.

Đầu tư vào thị trường khách sạn sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD ảnh 1

Thị trường khách sạn châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ có nhiều thương vụ M&A trong năm 2017

Cũng theo ông Frank Sorgiovanni, trong năm 2017, thị trường khách sạn châu Á Thái Bình Dương sẽ có 4 xu hướng khác nhau. Trong đó, điểm nổi bật nhất là Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục đổ vốn đầu tư.

"Quốc gia này luôn bị hấp dẫn đối với bất động sản khách sạn. Sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội tại Hoa Kỳ và châu Âu để tối đa hóa lợi nhuận. Nhà đầu tư Trung Quốc sẽ luôn để mắt đến các danh mục tài sản chủ chốt trên toàn cầu như New York, London, Paris, Hồng Kông, Tokyo, và Sydney", ông Frank Sorgiovanni nói.

Tuy nhiên, Giám đốc của JLL cũng cho biết dù nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc sẽ được dàn trải trên thị trường khách sạn toàn cầu, nhưng lượng giao dịch sẽ giảm, đặc biệt là đối với các giao dịch trên 1 tỷ USD. Nguyên nhân là do Trung Quốc đang bắt tay vào một sự thay đổi lớn trong chính sách được thiết kế để ngăn chặn vốn đầu tư ra bên ngoài.

Bên cạnh xu hướng đầu tư của Trung Quốc, xu hướng đáng chú ý thứ hai là Nhật Bản và Úc nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư. Nhật Bản được kỳ vọng sẽ có một hoặc hai giao dịch tài sản chủ chốt và các danh mục đầu tư dịch vụ khách sạn cũng bị hạn chế xâm nhập thị trường. Trong khi đó, Úc sẽ ra mắt những khách sạn mới để làm giảm bớt cuộc khủng hoảng nguồn cung khi quốc gia này đang đối mặt với lượng cầu lớn từ khách du lịch, đặc biệt ở Sydney và Melbourne.

Thị trường Đông Nam Á cũng được dự báo sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư. JLL cho biết các nhà đầu tư đang quan tâm đến Thái Lan, Việt Nam và Singapore.

"Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông và Singapore tiếp tục ghi nhận các hoạt động thương mại sôi nổi và du lịch phát triển mạnh. Lượng khách du lịch đến Singapore và Việt Nam đã đạt kỷ lục vào năm ngoái" - Sorgiovanni diễn giải – "Những nhà đầu tư dài hạn đã đến đây với mục đích nghỉ dưỡng cũng như tìm cơ hội đầu tư vào các khu resort và trung tâm tài chính.

Còn đối với Malaysia, Campuchia, và Myanmar - nơi đã diễn ra những giao dịch lớn vào năm ngoái - việc thu hút khách du lịch hàng năm đang được thúc đẩy, dù cho các công ty du lịch đến từ Kuala Lumpur đã bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng về giá trong nền công nghiệp hóa dầu và khí đốt.

Xu hướng cuối cùng là giải pháp về chỗ ở phát triển hơn tại châu Á Thái Bình Dương. Theo nghiên cứu của JLL, việc tìm chỗ ở tại các trang mạng như Airbnb và Homeaway chiếm khoảng 10% trên tổng số đặt phòng tại các thị trường hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp khách sạn đang tìm kiếm những đối tác sáng tạo cho giải pháp về chỗ ở điển hình như thương vụ thâu tóm Accorhotel của Onefinestay trong năm 2016.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đế chế' Infosys: Từ 250 USD khởi nghiệp đến vốn hóa 70 tỷ USD

'Đế chế' Infosys: Từ 250 USD khởi nghiệp đến vốn hóa 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.