Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) là một trong những điểm đến thường xuyên của các tàu biển du lịch quốc tế trong hành trình đến Việt Nam. Thế nhưng, ở Chân Mây có những chuyện khá bất ngờ, ví như có chuyến tàu đưa tới 3.500 khách cập cảng, song chỉ có khoảng 20 khách lên tham quan TP. Huế. Nguyên nhân là Chân Mây chưa có cảng hành khách chuyên biệt. Các tàu du lịch đang phải cập cảng chung với tàu hàng hóa, khiến du khách ngại xuống tàu. Không ít lần, tàu du lịch cập cảng đúng lúc hoạt động vận chuyển than đang diễn ra, khiến bụi than bay cả vào áo quần, giày dép của du khách.
Đó là chưa kể hành trình từ cảng vào trung tâm thành phố mất rất nhiều thời gian, việc tìm kiếm phương tiện cũng không dễ dàng. Thậm chí, có doanh nghiệp còn than phiền “nạn” người trong cảng đem xe vào giành khách, phá giá với các công ty làm dịch vụ với hãng tàu, gây phản cảm rất lớn đối với du khách.
Câu chuyện của cảng Chân Mây không phải là cá biệt, thậm chí còn là một điển hình cho những bất cập của hoạt động khai thác du lịch tàu biển, du thuyền tại Việt Nam hiện nay. Không chỉ là thiếu về hạ tầng (cảng chuyên dụng, đường kết nối giữa cảng và các trung tâm mua sắm, giải trí), hoạt động du lịch tàu biển, du thuyền không ít ơi còn bị ngăn trở bởi các thủ tục nhiêu khê.
Một doanh nghiệp chia sẻ khi đầu tư du thuyền tại Nha Trang đã tốn rất nhiều thời gian, chi phí để xin tới 18 giấy phép của các cơ quan khác nhau, và điều này được lặp lại tương tự ở Phú Quốc.
Một doanh nghiệp khác bày tỏ sự tiếc nuối về việc không có sự liên thông giữa các điểm du lịch do các địa phương khác nhau quản lý, khiến doanh nghiệp lỡ cơ hội đón các đoàn khách lớn, có khả năng chi trả cao. Ví dụ như du khách muốn trải nghiệm cả vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) nhưng không thể đi trên 1 chuyến tàu mà bắt buộc phải quay lại bờ để chuyển tàu khác.
Về phía doanh nghiệp, phải thừa nhận một thực tế là hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có những tàu du lịch lớn, quy mô vài nghìn chỗ để phục vụ khách hàng đi du lịch trong và ngoài nước. Việc xây dựng tour tuyến kết nối nhiều điểm đến cũng chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên phục vụ cho dòng khách cao cấp còn thiếu và yếu. Sản phẩm du lịch tại các vùng biển đảo cũng còn nghèo nàn, thiếu đa dạng, thường mô phỏng nhau, chưa tạo được bản sắc đặc trưng của mỗi điểm đến.
Tất cả những điểm yếu trên khiến du lịch tàu biển, du thuyền, dù vô cùng tiềm năng và đang ngày càng chứng minh được hiệu quả, vẫn chưa thể phát huy tối đa để mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.
Theo ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các hoạt động du lịch biển đảo đã chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam. Trong giai đoạn năm 2010 - 2019, lượng khách đến các địa phương ven biển tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước với 13,6%/năm đối với khách quốc tế và 12,3% đối với khách nội địa.
Vì vậy, việc gỡ vướng cho hoạt động du lịch tàu biển, du thuyền có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch biển đảo, nhất là trong bối cảnh ngành này đang có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ từ đầu năm 2023, sau giai đoạn dài “chìm đắm” vì Covid-19.
TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho rằng để giải quyết các bất cập hiện nay, biện pháp mang tính căn cơ là tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là cảng biển du lịch.
Song song với đó, các địa phương cần có sự phối hợp với nhau một cách đồng bộ và thống nhất để chung sức cạnh tranh với các nước cũng như nâng cao hiệu quả của các hoạt động khai thác du lịch tàu biển, du thuyền trong một quần thể du lịch,.
Ông Phạm Hà, Chủ tịch LuxGroup – đơn vị sở hữu bộ đôi du thuyền di sản tiêu chuẩn 5 sao nổi tiếng Emperor Legacy Hạ Long và Heritage Cruises Bình Chuẩn, đề xuất thêm mỗi tỉnh cần có một cơ quan đầu mối một cửa cho hoạt động cấp phép và tổ chức tour biển đảo. Ngoài ra, các tỉnh cần đơn giản hóa thủ tục tổ chức tour biển đảo cũng như mở rộng khung giờ hoạt động, cho phép các doanh nghiệp làm tour đêm trên vịnh biển, sông, hồ, bởi đây là khoảng thời gian khách du lịch chi tiêu nhiều nhất.
Về phát triển sản phẩm, ông Phạm Hà cho rằng các doanh nghiệp cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cả về loại hình và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường và phân khúc khác nhau. Điều này góp phần quan trọng trong việc giảm cạnh tranh trực tiếp giữa các địa phương và doanh nghiệp.
“Mỗi vùng biển cần có những sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng, nhằm tạo ra các trải nghiệm độc đáo, gây ấn tượng mạnh với du khách và cũng để du khách có nhiều lựa chọn. Đặc biệt, việc lồng ghép các giá trị di sản văn hóa vào sản phẩm du lịch là điều rất quan trọng để tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp”, ông Hà nói và dẫn chứng tại Heritage Cruises Bình Chuẩn, từ thiết kế con tàu đến từng bức tranh, cuốn sách, đồ vật đều gắn với những câu chuyện văn hóa, lịch sử để du khách đắm mình vào những ký ức trăm năm, hay từng món ăn đều là những đặc sản địa phương được chăm chút tỉ mỉ và phục vụ trong tiếng đàn dân tộc.
Song ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp, giới chuyên gia cho rằng nhà nước cần có thêm các chính sách để hỗ trợ ở góc độ quảng bá và xúc tiến du lịch - một công việc gần như nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp đơn lẻ.
Mặt khác, nhà nước cũng như cân nhắc miễn giảm một số loại phí cho khách tàu biển. Trong bối cảnh du lịch đang trên đà phục hồi, sự hỗ trợ dù nhỏ nhất cũng sẽ phát huy hiệu quả cao, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đón 13 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.