Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Xung quanh đề xuất này hiện đang có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Bên cạnh ý kiến đồng ý bỏ, lại có quan điểm cho rằng khi chưa xóa được thế độc quyền thì nên giữ để cân đối điều hành vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Quỹ bình ổn giá âm hàng trăm tỷ đồng
Bày tỏ ý kiến về đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, ông Đỗ Văn Tiến - chủ DN vận tải hàng hóa (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, mỗi lít xăng cõng nhiều thuế phí, trong đó có Quỹ bình ổn giá, trong khi chi phí nhiên liệu trên một chuyến đi thường chiếm 30 - 40% tổng chi phí. Việc điều chỉnh giá xăng dầu thời gian vừa qua theo hướng tăng mạnh nhưng giảm nhỏ giọt, gây bức xúc nơi DN.
"Dưới góc nhìn của DN vận tải, chúng tôi cho rằng hoạt động của Quỹ bình ổn giá không ổn chút nào. Mỗi lần xăng dầu có điều chỉnh tăng, DN phải cập rập tính toán lại chi phí kinh doanh để tránh lỗ. Do đó, tôi đồng tình với đề xuất bỏ quỹ này để giá xăng dầu trong nước diễn biến theo xu hướng giá thế giới sẽ hợp lý hơn" - ông Đỗ Văn Tiến nói.
Đồng quan điểm, chị Trần Thu Hằng - tiểu thương ở chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bộc bạch: “Lẽ ra Nhà nước nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu từ lâu. Vì trên thực tế, nó không thể làm nổi vai trò van điều tiết khi giá xăng dầu lên cao như thời gian vừa qua. Khi giá xăng dầu thấp, trích lập quỹ là phù hợp nhưng khi giá xăng dầu tăng dựng ngược, cần điều chỉnh giá xăng dầu xuống thấp để phục hồi kinh tế sau đại dịch thì nhà điều hành lại chỉ giảm nhỏ giọt và trích lập quỹ dự phòng”.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính hết quý I/2022, Quỹ bình ổn giá xăng dầu âm khoảng 170 tỷ đồng. Tại một số DN đầu mối xăng dầu lớn đang bị âm quỹ như: Petrolimex âm 5 tỷ đồng; PVOil âm hơn 1.013 tỷ đồng tính đến ngày 1/6. Mới đây nhất, ngày 13/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh tăng giá xăng dầu. Cụ thể giá xăng E5RON92 đã lên mức 31.110 đồng/lít; xăng RON95 32.370 đồng/lít. Như vậy, từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng bán lẻ đã liên tục tăng tới 11 lần và thiết lập đỉnh mới.
Đánh giá kỹ lưỡng tác động của Quỹ bình ổn giá
Theo các chuyên gia kinh tế, với diễn biến giá khó đoán như hiện nay, để chặn đà tăng của giá xăng dầu, nhà điều hành cần tính toán vận hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho phù hợp, để chương trình phục hồi và phát triển kinh tế được hiệu quả, đồng thời góp phần hỗ trợ người tiêu dùng và DN sản xuất, kinh doanh.
Trước ý kiến đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá, các chuyên gia cho rằng, việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu là cần thiết bởi quỹ này được xem là giải pháp điều tiết nhằm chống việc tăng sốc giá xăng dầu trong nước khi giá dầu thế giới liên tục leo thang, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đầu năm 2022 giá tăng vọt, Chính phủ vẫn “xả" Quỹ bình ổn giá để ghìm giá xăng dầu ở mức nhất định nên việc âm quỹ là tất yếu. TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, quỹ bình ổn là công cụ hữu hiệu của Chính phủ nhằm đảm bảo giá xăng dầu không tăng sốc, hài hòa được lợi ích Nhà nước, DN và người dân sử dụng xăng dầu trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động tăng mạnh. Thực tế diễn biến giá thời gian qua cho thấy Quỹ bình ổn giá đã phát huy giá trị, giúp Nhà nước điều tiết giá không tăng quá mạnh như giá thế giới.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần phải có nghiên cứu về những tác động của Quỹ bình ổn giá xăng dầu kể từ khi ra đời đến nay. Liệu tác động của quỹ này có thật sự giúp cho người dân trong nước mua được giá xăng rẻ hơn thế giới hay không? Nếu không có nghiên cứu cụ thể mà giờ nói bỏ thì người dân có quyền đặt vấn đề rằng có phải từ trước đến nay quỹ này đã không có tác dụng bình ổn giá xăng dầu?
Cũng theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, bản thân ông cũng như nhiều chuyên gia khác đã nhiều lần đề xuất Chính phủ cần xem xét bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường để giúp hạ nhiệt giá xăng dầu trong tình hình hiện nay, nhằm giúp kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đề ra, tạo điều kiện cho kinh tế hồi phục và phát triển.
“Nếu giá xăng dầu tăng thì hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng hưởng lợi. Nguồn thu này cũng cần được trích một phần để mang lại ổn định cuộc sống cho người dân. Trong khi đó thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng lên sản phẩm xăng dầu là bất hợp lý khi đây là hàng hóa thiết yếu cho cả nền kinh tế” - PGS.TS Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Linh hoạt sử dụng quỹ
Đưa ra quan điểm về việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính phân tích, về bản chất, nguồn tiền của Quỹ bình ổn giá xăng dầu là tiền mà người dân trích ra từ giá xăng dầu, để cơ quan Nhà nước sử dụng làm công cụ điều hành cho phù hợp với diễn biến thị trường, đặc biệt ở thời điểm giá tăng sốc.
Tuy nhiên, thực tế vừa qua lại cho thấy khi giá dầu thế giới tăng, DN cũng phải mạnh tay chi quỹ. Khi giá giảm, người tiêu dùng lại không được mua giá thấp ngay, bởi vì cơ quan điều hành còn phải trích vào quỹ, bù đắp cho phần âm quỹ trước đó, chưa kể là có dư để còn chi cho những lúc giá dầu thế giới tăng cao.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, liên Bộ Công Thương - Tài chính khi điều hành giá cũng cần xem xét lại việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu sao cho phù hợp, linh hoạt và đảm bảo tính hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tiếp tục giảm thêm thuế, phí để chặn đà tăng của giá xăng dầu.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Đình Ánh cho biết, việc điều hành giá xăng dầu quan trọng nhất là chi phí đầu vào và vấn đề kiểm soát lạm phát. Hiện nay, dư địa điều hành giá xăng dầu vẫn còn nhưng phải đánh đổi giữa việc giảm thu ngân sách và kiểm soát đà tăng của giá xăng.
Theo chuyên gia, hiện, mỗi lít xăng đến tay người tiêu dùng phải gánh 38 - 40% là thuế, phí và được cấu thành từ giá CIF nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95, xăng sinh học E5 RON92 là 8%), thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế bảo vệ môi trường 1.900 - 2.000 đồng. Ngoài ra, còn các khoản lợi nhuận định mức, chi phí định mức, chi phí vận chuyển... chiếm 5 - 8%.
"Thu ngân sách chiếm từ 30 - 50% giá bán lẻ xăng dầu trên mỗi một lít xăng, đây là dư địa rất lớn để nhà chức trách điều hành giá xăng dầu. Ví dụ, một lít xăng 30.000 đồng, dư địa điều hành còn khoảng 10.000 - 15.000 đồng, chứ không chỉ 2.000 đồng, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu từ đầu tháng 4 đến hết năm nay. Chỉ có điều việc giảm thuế phí cần cân nhắc, đánh đổi giữa một bên là thu ngân sách và một bên là giảm giá giá xăng dầu để phục vụ mục tiêu trong chương trình phát triển, phục hồi kinh tế" - TS Nguyễn Đình Ánh nhận định.
Khi một nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì việc xóa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu là việc tất yếu. Trên thực tế, ở Việt Nam trước đây đã có nhiều ý kiến đề xuất xem xét xóa bỏ quỹ này. Tuy nhiên, với cơ chế điều hành thị trường xăng dầu của Việt Nam ở thời điểm này thì việc xóa bỏ Quỹ bình ổn giá cần phải cân nhắc kỹ. Thực tế xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nên Nhà nước muốn quản lý xăng dầu thì phải có công cụ để điều khiển, can thiệp trong trường hợp giá tăng sốc, hỗ trợ điều hành giá tốt hơn. Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tô Hoài Nam |
Để phát triển thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường, chúng ta cần mở rộng hơn nguồn cung cho thị trường, mọi hoạt động mua bán kinh doanh trên thị trường này được tự do. Ở đó các thành phần kinh tế, trong đó có cả DN nước ngoài được phép buôn bán kinh doanh xăng dầu. Khi đó, bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu là thích hợp và có thể thay thế bằng các công cụ khác như kho dự trữ xăng dầu, sử dụng sắc thuế phù hợp. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.