Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sáng nay (20/4), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2017.
Tại đại hội, vấn đề nhân sự cấp cao đã được Sacombank đưa ra bàn bạc. Cụ thể, 2 ứng viên được đề cử bầu bổ sung làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 gồm: Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng Giám đốc Sacombank (ứng viên thành viên HĐQT) và ông Nguyễn Văn Huynh (ứng viên thành viên HĐQT độc lập).
Theo thông tin từ HĐQT Sacombank, ông Huynh từ 2008 - tháng 3/2018 là thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Đến thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Văn Huynh là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Liên Việt (từ 2013 đến nay), thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt (từ 2009 đến nay), Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH H.T.H; Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Dịch vụ Tài chính Sài Gòn.
Như vậy, có thể nói, ông Huynh là người của Chủ tịch Dương Công Minh.
Trước đó, ngày 20/3/2018, Sacombank đã nhận được đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Kiều Hữu Dũng, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank. Đến ngày 22/3/2018, HĐQT Sacombank đã tổ chức họp và chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Kiều Hữu Dũng.
Thời điểm hiện tại, sau khi ông Dũng từ nhiệm, số lượng thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021 chỉ còn 5 người, trong đó có 1 thành viên HĐQT độc lập.
Nhằm đảm bảo cơ cấu thành viên HĐQT theo quy định tại khoản 5 điều 13 Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 của Chính phủ, đồng thời theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông số 1/2017/NQ-ĐHĐCĐ ngày 30/6/2017, số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017–2021 là 7 người nên đại hội này đã đề cử 2 ứng viên trên làm thành viên HĐQT.
9h30, đại hội bắt đầu. HĐQT Sacombank trình cổ đông 15 tờ trình, trong đó có báo cáo hoạt động, phương án phân phối lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh 2018, trích thưởng khi vượt kế hoạch lợi nhuận, thù lao và kinh phí hoạt động của HĐQT, BKS, tờ trình về sửa đổi điều lệ…
Trong các tờ trình, đáng chú ý là tờ trình về trích thưởng phần vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2018 cho tập thể cán bộ nhân viên Sacombank.
Cụ thể, theo kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2018, HĐQT Sacombank đặt ra chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế của năm tài chính 2018 là 1.838 tỷ đồng. Nhằm tạo động lực khuyến khích tập thể cán bộ nhân viên phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra, đồng thời tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo nhằm rút ngắn thời gian thực hiện Đề án tái cơ cấu Sacombank đã được NHNN phê duyệt.,HĐQT Sacombank đề xuất cổ đông thông qua việc trích 20% đối với phần vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2018 để thưởng cho tập thể cán bộ nhân viên Sacombank.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Sacombank cho biết, năm 2017, Sacombank đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tổng tài sản hợp nhất cuối năm đạt 368.469 tỷ đồng, tăng 11%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 1.492 tỷ đồng, gấp 9,6 lần so với năm trước, đạt 255% kế hoạch đặt ra. Các chỉ số sinh lời cũng được cải thiện đáng kể; ROE tăng từ 0,4% năm 2016 lên 5,2% năm 2017; ROA tăng từ 0,03% lên 0,34%. Lãi sau thuế năm 2017 đạt 1.181 tỷ đồng.
Về phương án phân phối lợi nhuận, Sacombank sẽ dành 5% lãi sau thuế để trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, 10% dùng để trích lập quỹ dự phòng tài chính. Ngoài ra, 181 tỷ đồng dùng để trích thưởng vượt kế hoạch theo Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2017; 202 tỷ đồng dùng để trích lập quỹ Khen thưởng và Phúc lợi. Sau khi trích lập các quỹ, lũy kế lợi nhuận sau thuế còn giữ lại của ngân hàng là 1.657 tỷ đồng.
Về kế hoạch năm 2018, Sacombank đặt mục tiêu nâng tổng tài sản lên 430.900 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cuối năm 2017. Nguồn vốn huy động đạt 399.100 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 255.200 tỷ đồng, tăng lần lượt 17,9% và 13,1% so với năm 2017. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.838 tỷ đồng, tăng 23,2%.
Với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận này, Sacombank sẽ trình cổ đông mức thù lao và kinh phí hoạt động của HĐQT và BKS năm 2018 dự kiến là 2% lợi nhuận trước thuế hợp nhất (tức khoảng 36,76 tỷ đồng).
10h50, đại hội tiến hành phần thảo luận.Một cổ đông hỏi ông Dương Công Minh sao 2 năm qua không có cổ tức. Trả lời vấn đề này, ông Minh cho biết 2 năm qua Sacombank tiến hành sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam và xin đề án tái cơ cấu. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tạm thời không chia cổ tức.
Một cổ đông khác lại hỏi sao mọi năm đại hội cổ đông có quà nhưng năm nay không có. Trả lời vấn đề này, ông Minh xin lỗi vì năm nay sơ xuất, sẽ cố gắng trong năm tới chuẩn bị đầy đủ hơn.
Cổ đông Nguyễn Thị Thu Hà hỏi về các biện pháp xử lý nợ xấu trong năm 2018. Trả lời vấn đề này bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết trong quý 2/2018 sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 3,6%, quý 3 xuống 3,3% và quý 4 xuống dưới 3%. Kế hoạch xử lý khoảng 15.000 tỷ nợ xấu trong năm 2018 này.
11h05, một cổ đông bức xúc về việc sao 2 năm không có cổ tức, điều này rất vô lý vì chúng tôi đi đầu tư sao không có lãi? Sao chia cho cán bộ, nhân viên nhiều mà cổ đông lại không có?Trả lời vấn đề này, ông Minh cho biết, do đề án tái cơ cấu quy định nên không được chia cổ tức. Hiện nay giá cổ phiếu Sacombank đã tăng, các cổ đông có thể bán cổ phiếu hoặc chờ được chia cổ tức chứ Sacombank không có phương án khác vì đây đã là quy định. Còn việc trả lương, thưởng cho nhân viên vì như thế mới khuyến khích và tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên.
Cũng theo ông Minh, nếu 5 năm sau (khi đã hoàn thành tái cơ cấu) mà cổ đông vẫn không có cổ tức thì ông sẽ ra đi chứ không phải đợi các cổ đông bức xúc.
"Chúng tôi vào Sacombank hồi tháng 6/2017 nhưng đến nay đã họp tới 171 phiên. Tôi nói thật, hiện nay tôi làm việc đến 1.000 phần trăm, gấp nhiều lần so với hồi bên Ngân hàng Liên Việt, nên mong quý cổ đông thông cảm và ủng hộ", ông Minh nói.
Một cổ đông lên tiếng: "Tôi cũng không thích cách trả lời của Chủ tịch Sacombank, ông là cổ đông lớn nhưng sao nói cổ đông chúng tôi không thích thì bán đi, có vẻ như coi thường cổ đông chúng tôi?". Trả lời vấn đề này, ông Minh cho biết, ông chỉ nói đến các lựa chọn cho cổ đông chứ không phải có ý như thế.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.