Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn cao điểm lễ 30/4-1/5 (từ 29/4 đến 3/5), sản lượng hạ cất cánh tại 3 cảng hàng không quốc tế lớn gồm Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đạt xấp xỉ 6.400 lượt và có 929.000 hành khách đi qua các cảng này.
Trong đó, riêng tại cảng hàng không Nội Bài, số chuyến bay lên tới 546 chuyến/ngày (1/5) đến 593 chuyến/ngày (28/4). Mỗi giờ, có khoảng 17 chuyến bay cất cánh. Như vậy ước tính, sân bay lúc nào cũng đông đúc, hành khách đi lại nhộn nhịp, với khoảng 2.000-3.000 khách làm thủ tục.
Sau thời điểm 30/4-1/5, các hãng hàng không và du lịch chuẩn bị bước vào giai đoạn cao điểm hè. Khách bắt đầu đổ đi du lịch, sân bay đông nghẹt thì bất ngờ dịch bệnh bùng lên, dòng khách đột ngột đứt gãy.
Trái ngược với cảnh đông đúc thường thấy, những ngày này, sân bay Nội Bài trở nên vắng lặng. Năm 2020, thảm cảnh đó từng xảy ra khi các đợt dịch Covid-19 bùng phát, cả nước phải giãn cách xã hội. Nay, dịch bệnh tiếp tục lan rộng, để đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh, người dân được khuyến cáo hạn chế đi lại nên sân bay lác đác người. Rất ít chuyến bay cất cánh, nếu có mỗi chuyến cũng chỉ vài chục khách.
Chừng nào dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, thì hàng không và du lịch là những ngành đầu tiên còn chịu thiệt hại nặng nề, chưa biết bao giờ mới hồi phục được.
Dưới đây là những hình ảnh ghi tại sân bay Nội Bài, sáng 9/5:
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.