Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tuần qua, truyền thông quốc tế đưa tin, Swire Pacific, đối tác nhượng quyền hàng đầu của Coca-Cola, sẽ mua lại hoạt động đóng chai của tập đoàn này ở Việt Nam và Campuchia với giá 1 tỷ USD.
Theo Bloomberg, thương vụ này là khoản đầu tư đầu tiên của tập đoàn Hồng Kông Swire Pacific vào thị trường đồ uống Đông Nam Á. Thỏa thuận này sẽ giúp Swire Pacific mở rộng hoạt động kinh doanh của họ sang một trong những thị trường đồ uống đang phát triển nhanh trên thế giới.
Theo đó, Swire Coca-Cola sẽ sở hữu và vận hành Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (có 3 cơ sở đóng chai) và Công ty TNHH nước giải khát Campuchia (có 1 cơ sở đóng chai). Dự kiến, thương vụ này sẽ hoàn thành trong 6 tháng.
Coca-Cola Việt Nam cho rằng thương vụ này là minh chứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam của thương hiệu vẫn đang trên đà phát triển. Đơn vị này cũng khẳng định chính sách kinh doanh, sản phẩm và các cam kết đầu tư tại Việt Nam không thay đổi sau khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Swire.
Trên website, Swire giới thiệu đã là đối tác nhượng quyền của Coca-Cola từ những năm 1960. Năm 2016, Swire mua lại hoạt động đóng chai của nhà sản xuất đồ uống này ở miền nam Trung Quốc - một trong những cơ sở đóng chai lớn nhất thế giới của Coca-Cola. Tại Việt Nam, Coca-Cola có mặt từ năm 1994 và có 3 nhà máy.
Hiện tại, hoạt động của thương hiệu này ở Việt Nam thuộc Tập đoàn BIG. Swire cũng không phải là tên xa lạ tại Việt Nam, khi là chủ sở hữu hãng hàng không Cathay Pacific - một trong những hãng có đường bay rất sớm đến Việt Nam.
Thực tế, việc một tập đoàn nước ngoài, sau thời gian hoạt động ở Việt Nam, bán hay chuyển ngượng lại cho một đối tác nước ngoài khác không mới tại Việt Nam. Trong lịch sử mua bán sáp nhập (M&A), ngành bán lẻ chứng kiến nhiều thương vụ lớn giữa các đối tác ngoại.
Chẳng hạn, năm 2014, Tập đoàn Metro Cash & Carry (Metro) công bố đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Berli Juker (BJC) của Thái Lan để mua lại lĩnh vực kinh doanh sỉ của Metro tại Việt Nam. Đến năm 2016, Metro tại Việt Nam chính thức chuyển giao gồm toàn bộ 19 cửa hàng bán buôn và các danh mục đầu tư bất động sản liên quan thuộc Metro Cash & Carry Việt Nam với giá trị 655 triệu euro (khoảng 879 triệu USD) cho BJC. Tại thời điểm đó, bộ trưởng Bộ Tài chính cũng thông tin Metro đã nộp vào ngân sách 1.911 tỷ đồng (tương đương 10% giá trị chuyển nhượng) thuế chuyển nhượng cho thương vụ này.
Cũng trong năm 2016, thương vụ M&A rầm rộ giữa Tập đoàn Central Group (Thái Lan) mua lại hệ thống siêu thị BigC Việt Nam (Casino, Pháp) với trị giá hơn 1 tỷ USD. Sau đó, tập đoàn này cũng đã kê khai tổng số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp cho thương vụ chuyển nhượng này là 1.914 tỷ đồng, thuế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh là 120 tỉ đồng.
Những tập đoàn nước ngoài trước khi được bán lại cho đối tác nước ngoài khác với trị giá lên đến hàng tỷ USD, nhưng kết quả kinh doanh trước đó thì năm nào cũng lỗ. Metro trong suốt 12 năm có mặt tại Việt Nam, trước khi về tay nhà đầu tư Thái Lan đều liên tục báo lỗ và chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Trước sức ép của dư luận, cơ quan thuế… năm 2015, Tổng cục Thuế đã truy thu được của doanh nghiệp này hơn 500 tỷ đồng tiền nợ thuế.
Với Coca-Cola Việt Nam, cuối năm 2019, doanh nghiệp này bị cơ quan thuế phạt và truy thu thuế 821 tỷ đồng do đã khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp. Trong đó, từ giai đoạn 2007 - 2015, công ty có phát sinh giao dịch với các bên liên kết về mua nguyên liệu. Số liệu kê khai phản ánh thua lỗ và chuyển lỗ phát sinh kéo dài cho đến năm 2015 mới bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, Coca-Cola Việt Nam từng nhiều lần bị Cục Thuế TP. HCM đưa vào danh sách doanh nghiệp nghi chuyển giá do liên tục khai lỗ. Số tiền lỗ lũy kế đến năm 2012 lên đến 3.768 tỷ đồng, vượt cả số tiền đầu tư ban đầu của tập đoàn vào Việt Nam là gần 3.000 tỷ đồng.
Với thương vụ Coca-Cola Việt Nam và Swire Pacific, chuyên gia tư vấn chiến lược Đỗ Hòa, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Tinh hoa Quản trị, cho rằng những vướng mắc trong nợ thuế doanh nghiệp chắc chắn phải được hoàn tất nghĩa vụ trước khi thực hiện việc chuyển nhượng này. Tuy nhiên, việc để cơ quan thuế Việt Nam thu thuế chuyển nhượng từ thương vụ này so với các thương vụ trước đây có thể không giống nhau.
Thông tin từ truyền thông quốc tế cho thấy, việc công ty Hồng Kông mua lại quyền sở hữu Coca-Cola Việt Nam nhưng tư cách pháp nhân của Coca-Cola Việt Nam vẫn tồn tại. Có nghĩa đây không phải là hoạt động thay đổi chủ đầu tư cũ thành mới mà là sự “điều chỉnh về chủ sở hữu trong cùng một hệ thống” giữa các nhà đầu tư là đối tác truyền thống lâu đời của Coca-Cola.
“Theo tôi hiểu đó là cách họ tái cấu trúc, tối đa hóa chi phí, thay đổi chiến lược kinh doanh mà thôi. Giả sử doanh thu năm nay không đạt, lợi nhuận không đạt, bán tài sản để ghi có vào mục doanh thu. Năm sau làm ăn khấm khá mua lại, nếu thấy cần. Trong một hệ thống đã làm ăn với nhau sẽ khác chuyển nhượng sang đối tác mới hoàn toàn…”, ông Đỗ Hòa nói.
Trong thực tế, đa số thông tin M&A giữa các tập đoàn nước ngoài lại thường được biết đến sau khi đã hoàn tất và được công bố… từ nước ngoài. Việc chuỗi siêu thị BigC Việt Nam bán cho Central Group được công bố tại Thái Lan, hay Coca-Cola Việt Nam sang tay Swire Pacific cũng được đưa tin đầu tiên trên Bloomberg, Reuters… Thậm chí có những thông tin hoàn tất thương vụ cũng không được công bố, diễn ra một cách âm thầm.
Còn nhớ, năm 2016, khi một chuỗi bán lẻ nước ngoài bán cho nhà đầu tư Thái Lan, một lãnh đạo cao cấp của chuỗi bán lẻ trong nước cho biết, doanh nghiệp đã lọt vào danh sách hai đơn vị cuối cùng để mua lại chuỗi bán lẻ này. Thế nhưng, do thương vụ được thực hiện mua bán ở nước ngoài mà doanh nghiệp lại chưa có giấy phép đầu tư ra nước ngoài để thương thảo nên không thể tham gia được.
Chuyên gia tư vấn chiến lược Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn tư vấn chiến lược RBNC, phụ trách thị trường Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng mọi thương vụ M&A trong hay ngoài nước chuyên nghiệp đều phải qua các nhà tư vấn.
Trong thực tế, các thương vụ M&A thường không ai bắt buộc phải công bố thông tin công khai trước khi bán, đó là quyền của bên bán lẫn bên mua. Tuy nhiên, thường các thương vụ này đều được giới tư vấn M&A biết trước và nắm thông tin khá rõ. Với doanh nghiệp Việt, cơ hội để mua lại hay sở hữu nhà máy, doanh nghiệp ngoại là điều không khó, cái khó là chúng ta có dám sử dụng dịch vụ tư vấn một cách chuyên nghiệp hay không.
“Doanh nghiệp Việt không thiếu tiền để mua lại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong thực tế đã có và thường họ thực hiện âm thầm, không công bố. Theo tôi được biết trong các ngành dược phẩm, thời trang… đều đã có những thương vụ lớn, doanh nghiệp nước ngoài mua lại doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt mua lại doanh nghiệp ngoại… Tất cả đều qua nhà tư vấn và nguyên tắc của nghề này là phải giữ bí mật cho nhà đầu tư”, ông Robert Trần nhận định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.