Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Huy động 3,05 tỷ tấn than vào quy hoạch
Theo bản điều chỉnh Quy hoạch, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành sẽ tăng đều qua các năm, từ 41 – 44 triệu tấn (2016) lên 47 – 50 triệu tấn (2020) rồi 51 – 54 triệu tấn (2025) và đạt mức 55 – 57 triệu tấn (2030).
Trong đó, bể than sông Hồng giai đoạn 2021 – 2030 thực hiện dự án thử nghiệm, làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển mỏ với quy mô công nghiệp; phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) 0,5-1 triệu tấn vào năm 2030.
Về thăm dò, quy hoạch điều chỉnh cho biết, tại bể than Đông Bắc, đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành công tác thăm dò đến mức -300m và một số khu vực dưới -300m đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên. Đến hết năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ than để huy động vào thiết kế trong giai đoạn 2021-2030 và sau 2030.
Với bể than sông Hồng, quy hoạch đặt ra trước năm 2020 hoàn thành thăm dò than khu Nam Thịnh và một phần mỏ Nam Phú II, huyện Tiền Hải – Thái Bình. Trên cơ sở thử nghiệm, sẽ tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ hợp lý.
Về tổn thất than, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp hầm lò xuống khoảng 20% và dưới 20% sau năm 2020; tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống khoảng 5% và dưới 5% sau năm 2020.
Ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, cho biết tổng trữ lượng và tài nguyên than tính đến 31/12/2015 khoảng 48,88 tỷ tấn gồm 2,26 tỷ tấn trữ lượng và 46,62 tỷ tấn tài nguyên, trong đó có 0,34 tỷ tấn than bùn.
Trữ lượng và tài nguyên than huy động vào quy hoạch khoảng 3,05 tỷ tấn gồm khoảng 1,22 tỷ tấn trữ lượng và 1,83 tỷ tấn tài nguyên, trong đó có 0,06 tỷ tấn than bùn.
Cần khoảng 18.000 tỷ mỗi năm
Theo tính toán của Bộ Công thương, để thực hiện các mục tiêu Quy hoạch, tổng nhu cầu vốn cho ngành than đến 2030 khoảng 269 nghìn tỷ đồng, bình quân khoảng 18 nghìn tỷ đồng/năm.
Giai đoạn 2020, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 95 nghìn tỷ đồng, bình quân 19 nghìn tỷ đồng một năm. Trong đó, vốn đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 89 nghìn tỷ đồng, đầu tư duy trì sản xuất là 7.500 tỷ đồng.
Giai đoạn 2021 – 2030, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 172 nghìn tỷ đồng, bình quân 17 nghìn tỷ đồng một năm. Trong đó, đầu tư mới và cải tạo mở rộng là gần 147 nghìn tỷ, đầu tư duy trì sản xuất là 25 nghìn tỷ đồng.
Vốn đầu tư phát triển ngành than theo quy hoạch dự kiến thu xếp từ các nguồn vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi, huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tiếp tục nhập khẩu than
Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết thêm, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng, bên cạnh việc yêu cầu Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam giảm chi phí, sẽ tiếp tục nhập khẩu than để phát triển nhiệt điện.
Theo Bộ Công thương, việc nhập khẩu than cho điện đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và giao cho Bộ thành lập Ban chỉ đạo nhập khẩu than để thu xếp nhập khẩu than sau này, đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hiện cả nước có 19 nhà máy nhiệt điện than và đang nhập khoảng 7 triệu tấn than/năm (số liệu 2015). Dự kiến đến năm 2030, số nhà máy nhiệt điện sẽ tăng lên con số 52 và tổng số lượng than cần nhập khẩu sẽ là 85 triệu tấn/năm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.