Điều chỉnh 'thước đo' tăng trưởng của Việt Nam

Hà Mai - 29/09/2020 08:14 (GMT+7)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung một số chỉ số như GDP bình quân đầu người, tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng, năng suất lao động xã hội…

VNF
Kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển biến mới sau đại dịch

Việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) bổ sung một số chỉ số mới chưa từng xuất hiện trong các chỉ tiêu pháp lệnh trước, đặc biệt là các chỉ tiêu pháp lệnh về kinh tế đang gây nhiều sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam.

Phải rõ ràng người thực hiện

Theo đó, bên cạnh 5 chỉ tiêu hiện hữu (GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập siêu và tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP), Bộ KHĐT đề xuất bổ sung một số chỉ số như GDP bình quân đầu người, tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng, năng suất lao động xã hội…

Chỉ tiêu pháp lệnh là mang tính chất bắt buộc, phải rõ ràng người thực hiện, người chịu trách nhiệm. Các chỉ số như TFP chỉ mang tính chất định hướng, dẫn dắt cho kinh tế phát triển, không thể kiểm soát, ép buộc được

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Ủng hộ việc đưa thêm 2 chỉ số GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng năng suất lao động vào chỉ tiêu pháp lệnh, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá lâu nay, chúng ta thường nhìn vào chỉ số GDP tăng trưởng để tự hào kinh tế Việt Nam đang phát triển.

Tuy nhiên, mức sống của người lao động, năng suất thể hiện rõ hiệu quả làm việc của người lao động đến đâu, thì chưa ai bàn tới.

Nếu xét chi tiết GDP bình quân đầu người, năng suất lao động thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam còn thua kém rất nhiều nước trong khu vực. Việc thực sự quan tâm đến các chỉ tiêu này sẽ giúp Việt Nam có cái nhìn thực tế hơn về câu chuyện sở hữu nguồn lao động dồi dào: lao động chất lượng thấp, tay nghề kém thì không có giá trị nhiều.

GDP hằng năm vẫn có thể tăng nhưng thực tế, tốc độ, khả năng phát triển kinh tế dài hạn lại đang bị tụt lại.

Riêng với chỉ số TFP, bà Lan cho rằng cần thiết đưa vào bộ chỉ số dùng làm thước đo để cảnh báo, quan tâm đến chất lượng phát triển vì đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại, phụ thuộc vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như thế nào, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao trình độ lao động tới đâu…

Song, không nên áp vào chỉ tiêu pháp lệnh vì không thể chỉ rõ cơ quan nào là nơi thực hiện, chịu trách nhiệm về mức độ tăng trưởng.

Cụ thể, Bộ KHĐT, Viện Năng suất (thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ) là những có quan tính toán, đưa ra các chỉ số về năng suất. Tuy nhiên, họ cũng không thể đứng ra chịu trách nhiệm về TFP vì còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, mô hình kinh tế...

“Chỉ tiêu pháp lệnh là mang tính chất bắt buộc, phải rõ ràng người thực hiện, người chịu trách nhiệm. Các chỉ số như TFP chỉ mang tính chất định hướng, dẫn dắt cho kinh tế phát triển, không thể kiểm soát, ép buộc được. Đơn cử, kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, vào nhu cầu tiêu dùng của thị trường quốc tế.

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, sức mua tiêu nước ngoài giảm rất mạnh nhưng nhà nước không thể chỉ đạo bên ngoài, không thể bắt buộc thị trường phải theo được. Tiêu dùng trong nước cũng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng nhưng người dân thất nghiệp, giảm thu nhập thì cũng không thể kiểm soát tăng tiêu dùng được. Nói vậy để thấy, đưa ra các chỉ số để cảnh báo, nhưng cái nào không rõ ràng trách nhiệm, nhà nước không chỉ đạo được thì không nên đưa vào pháp lệnh”, bà Lan nhấn mạnh.

Cần nhiều hơn các chỉ số thực chất

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong quá trình phát triển tới, đặc biệt khi Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cần lưu ý nhiều hơn tới các chỉ số phản ánh thực chất “sức khỏe” của kinh tế Việt Nam hiện nay.

Đơn cử, chỉ số giá trị gia tăng chung của kinh tế cũng như trong các ngành. Những phân tích và đánh giá trong “Sách trắng Công nghiệp Việt Nam năm 2019” (dự án do Hàn Quốc tài trợ và do Bộ Công thương và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc - UNIDO thực hiện từ năm 2016) đã làm nổi bật rất nhiều vấn đề về tình trạng gia công tạo giá trị gia tăng quá thấp của Việt Nam trong thời gian qua.

Phần tạo giá trị gia tăng lớn nhất là sở hữu nhãn hàng, hệ thống phân phối nước ngoài… Việt Nam không có. Những sản phẩm trung gian đầu vào cho sản xuất như dệt may, vải vóc, vật liệu làm giày dép… đều nhập từ Trung Quốc, mà giá trị nhập khẩu còn lớn hơn nhiều so với phần giá trị xuất khẩu.

Điều này có nghĩa chúng ta xuất khẩu nhiều, nhưng Trung Quốc hưởng lợi nhiều hơn. Do đó, để đón làn sóng đầu tư mới, sẵn sàng cho hội nhập, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thì cần nghiêm túc đánh giá lại chỉ số giá trị gia tăng hiện nay.

Bên cạnh đó, GNI (tổng thu nhập của một quốc gia) cũng là chỉ số mà được cả bà Phạm Chi Lan và ông Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), đề xuất bổ sung vào chỉ tiêu pháp lệnh.

Theo hai vị này, nếu GDP bao gồm tất cả giá trị từ FDI, phần thu nhập, chi trả của người nước ngoài tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam thì GNI loại bỏ tất cả các yếu tố đó, thuần túy phản ảnh tình trạng “sức khỏe” của nền kinh tế trong nước. Đây là điều cần thiết để chúng ta hiểu thực chất tăng trưởng.

Ngoài ra, ông Phạm Thế Anh còn kiến nghị cần đưa thêm chỉ số tiết kiệm, phản ánh phần dôi ra của thu nhập sau khi tiêu dùng vì con số này liên quan trực tiếp đến khả năng vay nợ của nền kinh tế.

Các chỉ tiêu pháp lệnh chỉ nên là những chỉ số đơn giản, trực quan, dễ hiểu đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân. TFP tương đối phức tạp, chỉ các nhà nghiên cứu kinh tế mới hiểu rõ bản chất.

Chưa kể, chỉ số này còn phụ thuộc vào phương pháp tính toán, mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Do đó, không nên đưa TFP vào danh sách chỉ tiêu pháp lệnh của Việt Nam.

PGS-TS Phạm Thế Anh

Theo TNO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

(VNF) - Ngành thuế và hải quan đã thực hiện khoanh nợ đối với 704.431 người nộp thuế với tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 28.380 tỷ đồng, sau 3 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 94.

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

(VNF) - Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ trả đũa các rào cản thương mại do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra khi nước này tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu.

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

(VNF) - Chỉ tính riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách nhà nước mỗi năm.

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20/5/2024, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

(VNF) - Cảng Đoạn Xá là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn không vay nợ và rủng rỉnh tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.