'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu về mức độ sẵn sàng số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2020 của Cisco vừa công bố cho thấy: gần 70% doanh nghiệp trong khu vực đang đẩy nhanh quá trình số hóa do tác động của đại dịch Covid-19; 86% doanh nghiệp được hỏi tin rằng số hóa sẽ giúp phát triển khả năng phục hồi chống lại các cuộc khủng hoảng như đại dịch Covid-19.
Hiện, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp đang tập trung vào 3 lĩnh vực gồm: nâng cấp phần cứng công nghệ thông tin (chiếm 18%), công nghệ đám mây (18%) và an ninh mạng (11%).
Theo nghiên cứu của Cisco, quá trình số hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam có thể đóng góp từ 24 - 30 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2024 và góp phần vào phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Thực tế hiện nay, tại Việt Nam có tới 72% doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang tìm cách chuyển đổi số để đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường, tăng đáng kể so với mức 32% của năm 2019.
Bên cạnh đó, 72% số doanh nghiệp cũng nhận ra sự cạnh tranh đang thay đổi và họ phải bắt kịp tốc độ, trong khi 46% cho biết họ thực hiện chuyển đổi do yêu cầu từ phía khách hàng.
Cũng theo khảo sát từ Cisco, hiện các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang phải đối mặt với những thách thức nhất định như: thiếu tầm nhìn và tư duy về chuyển đổi số; những thách thức trong văn hoá công ty; sự thiếu hụt các công nghệ thiết yếu và thiếu hiểu biết sâu sắc về khách hàng cũng như dữ liệu hoạt động.
Theo bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng giám đốc Cisco Việt Nam, hiện vẫn còn hơn 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam phản ứng thụ động với những thay đổi của thị trường và không nỗ lực chuyển đổi số.
Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khối này chưa có chiến lược ứng dụng các công nghệ số và chủ động hơn trước phản ứng thị trường hay có chiến lược số hóa để đổi mới. Điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đứng sau Philippines và Indonesia về chuyển đổi số.
“Doanh nghiệp nhỏ vẫn còn đang chật vật trước những khó khăn để từng bước chuyển mình trong lộ trình số hóa”, Tổng giám đốc Cisco Việt Nam nói.
Cũng theo bà Thủy, chuyển đổi số hiện nay không còn là bài toán khó với hầu hết doanh nghiệp. Nguyên nhân là do công nghệ, cách thức triển khai đã đơn giản hơn nhiều. Giải pháp để tự động hóa, chuẩn hóa quy trình ngày nay có nhiều hệ thống hỗ trợ như công nghệ API, AI, robot... để nâng cao năng suất.
Tuy nhiên, để thực hiện được, các doanh nghiệp cần tự hỏi mình muốn gì, cần cải thiện chỗ nào, sau đó mới tìm giải pháp công nghệ phù hợp. Cùng với đó, muốn thực hiện được chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy chuyển đổi số, mà quan trọng nhất là người làm chủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên bắt đầu chuyển đổi từ quy mô nhỏ và mở rộng dần.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.