Doanh nghiệp hiến kế giải phóng nhựa phế liệu tồn đọng để đón 'cơ hội trăm năm có một'

Anh Phan - 13/08/2018 17:13 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Cổ phần Vĩnh Thành (Vĩnh Thành) vừa có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ và hàng loạt các bộ ngành đề xuất giải pháp đối với vấn đề nhựa phế liệu nhập khẩu.

VNF
Để đón 'cơ hội trăm năm mới có một lần', doanh nghiệp kiến nghị cách giải phóng hàng tồn nhựa phế liệu. (Ảnh minh họa)

Nhập 90 nghìn tấn, tồn cảng 70 nghìn tấn

Về thực trạng của ngành nhựa hiện nay và vấn đề nhập khẩu nhựa phế liệu, Vĩnh Thành cho biết trong năm 2016, tổng lượng nhựa phế liệu nhập khẩu của các nước trên thế giới khoảng 15,5 triệu tấn, trị giá 5,4 tỷ USD, trong đó riêng Trung Quốc nhập khẩu 7,3 triệu tấn (theo số liệu của Viện Công nghệ tái chế Mỹ).

Từ đầu năm 2018, Trung Quốc quyết định cấm nhập 24 loại phế liệu dẫn tới lượng nhựa phế liệu nhập về nước ta tăng gấp đôi so với năm 2017. Theo Vĩnh Thành, thực chất, năm 2017 tổng lượng nhựa phế liệu nhập khẩu vào nước ta khoảng 90 nghìn tấn, lượng hàng tồn cảng hiện tại gần 5 nghìn container tương đương khoảng 70 nghìn tấn.

Nếu so với lượng nhựa phế liệu xuất khẩu trên thế giới mỗi năm hơn 15,5 triệu tấn, lượng nhựa phế liệu nhập khẩu ở nước ta hằng năm là không đáng kể. Vì thế, theo Vĩnh Thành, cần nhìn nhận và phân tích tại sao nhựa phế liệu tồn cảng, làm cách nào để giải phóng hàng tồn, giúp ngành nhựa phát triển mà vẫn quản lý được rủi ro, đó là thách thức đối với các cơ quan quản lý.

Theo đó, doanh nghiệp này cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng phế liệu nhập khẩu bị ùn ứ tại các cảng biển hiện nay.

Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra là do thay đổi quản lý cấp phép nhập khẩu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể, trước năm 2017, các doanh nghiệp cũng không mặn mà gì với việc nhập khẩu phế liệu do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp của Trung Quốc, vì vậy năm 2016-2017, rất ít doanh nghiệp xin cấp giấy phép theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tuy nhiên, đầu năm 2018, đúng lúc Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu, doanh nghiệp tái chế mới vội vàng xây dựng nhà máy đáp ứng điều kiện cấp phép nhập khẩu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhưng để đầu tư bài bản theo đúng yêu cầu của Bộ thì cần thời gian ít nhất là 12-24 tháng.

“Hàng nhập đang trên biển, Sở Tài nguyên và Môi trường không có chức năng cấp phép nữa, hạ tầng kĩ thuật của nhà máy chưa hoàn thiện, đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng hàng phải tồn cảng”, Vĩnh Thành nhận định.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng cho rằng quy chuẩn QCVN 32 của Bộ Tài nguyên và Môi trường khó thực hiện trong thực tiễn. Theo quy chuẩn này, chỉ có 4 loại hình phế liệu được phép nhập khẩu, còn rất nhiều loại khác hiệu quả tái chế cao nhưng không được phép. Nếu bên bán đóng hàng vào container lẫn một ít loại khác, cả lô hàng sẽ bị định nghĩa là chất thải, cấm nhập khẩu theo Luật Môi trường (số lượng hàng tồn cảng này không nhỏ).

Một nguyên nhân nữa được chỉ ra là do Tổng cục Hải quan tạm dừng thông quan mặt hàng đã qua sử dụng vẫn còn công năng như bao tải cẩu bằng nhựa, màng nhựa...

Thực tế trong mấy năm qua mặt hàng này vẫn được nhập khẩu bình thường nhưng 2 tháng qua không được thông quan nữa do Tổng cục Hải quan lo ngại là “chất thải” không được phép nhập khẩu theo định nghĩa tại Luật Bảo vệ Môi trường.

“Thực chất Tổng cục Hải quan đã hiểu sai, mặt hàng đã qua sử dụng nói trên để đóng gói và làm màng phủ trong nông nghiệp, đương nhiên nó là mặt hàng tiêu dùng thông thường chịu sự quản lý của Bộ Công Thương, không chịu quản lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Doanh nghiệp được phép kinh doanh do Bộ Công Thương không cấm, nếu Tổng cục Hải quan dừng thông quan là không đúng pháp luật, không phù hợp với quy định về nhập khẩu mặt hàng đã quá sử dụng. Việc dừng thông quan đột ngột cũng làm doanh nghiệp mất uy tín trên thị trường quốc tế, đổ thêm gánh nặng lên đầu doanh nghiệp”, Vĩnh Thành nêu.

Ngoài ra, chi phí lưu container quá cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến phế liệu tồn cảng. Hàng tồn lâu thì doanh nghiệp không có khả năng rút hàng nữa vì chi phí lưu container phải trả cho hãng tàu đã vượt quá tiền hàng, doanh nghiệp không dám đến nhận hàng (được gọi là bỏ hàng).

“Với bốn lý do trên, hàng không tồn cảng mới là lạ. Tiền hàng đã trả bên bán, nhà máy đóng cửa vì không có nguyên liệu sản xuất, công nhân bỏ về quê, thiệt hại rất lớn. Doanh nghiệp không dám kêu vì lo dư luận không hiểu đúng về phế liệu”, văn bản của Vĩnh Thành cho hay.

Kim ngạch xuất siêu nhựa có thể đạt hàng chục tỷ USD trong vòng 5-10 năm tới

Về giải pháp, Vĩnh Thành kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép các công ty có giấy phép do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp được gia hạn thêm 6 tháng cuối năm 2018 để nhận các lô hàng đang tồn cảng nhằm mục đích giải phóng hàng tồn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguyên liệu sản xuất.

Đồng thời, thay đổi phương pháp quản lý theo hướng sử dụng giải pháp “dễ dàng đầu vào, siết chặt đầu ra” như Đài Loan, Hàn Quốc, Hongkong, Malaysia đang làm. Điều này có nghĩa là tạo điều kiện cho nhập khẩu phế liệu hầu hết các chủng loại nhựa có thể tái chế nhưng quản lý chặt đầu ra là nước thải và khí thải của nhà máy tái chế.

Vĩnh Thành cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu hãng tàu chỉ cho doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực mới được phép bốc xếp hàng, buộc doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm với lô hàng đến cùng, xóa bỏ tình trạng các doanh nghiệp đứng tên nhận hàng rồi bỏ hàng như trước; yêu cầu các hãng tàu miễn phí phạt lưu container và lưu bãi cho doanh nghiệp để giải phóng nhanh hàng tồn; không yêu cầu các hãng tàu phải có trách nhiệm tái xuất hàng hóa không đạt tiêu chuẩn hoặc do doanh nghiệp không đến nhận hàng.

Đối với Tổng cục Hải quan, Vĩnh Thành kiến nghị Tổng cục Hải quan yêu cầu chi cục hải quan các tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện kiểm soát thông quan mặt hàng nhựa phế liệu theo thông tư 41 của Bộ Tài nguyên Môi trường; lập tức tiếp tục thông quan các mặt hàng đã qua sử dụng được phân loại, lựa chọn đồng nhất có công năng dử dụng trong ngành Nông nghiệp và Công nghiệp, có mã HS không thuộc danh mục cấm nhập khẩu của Bộ Công thương; tránh việc hàng tiếp tục tồn cảng, tăng thêm chi phí lưu kho cho doanh nghiệp,…

Nói về triển vọng ngành nhựa, doanh nghiệp này cho rằng “thời điểm này là cơ hội trăm năm mới có một lần” của ngành. Do đó, nếu Chính phủ tuyên bố hỗ trợ ổn định cho việc nhập khẩu phế liệu, đồng nghĩa với Việt Nam có nguồn nguyên liệu giá thành thấp.

Các đối tác có công nghệ tái chế nhựa phế liệu tiên tiến như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đang chờ để hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Hàng nghìn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ đầu tư nhà máy sản xuất, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phụ trợ lớn mạnh.

“Được như vậy, chắc chắn ngành nhựa sẽ là một trong những ngành đứng đầu nền kinh tế Việt Nam với kim ngạch xuất siêu hàng chục tỷ USD trong vòng 5-10 năm tới”, Vĩnh Thành dự báo.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, hết nguy cơ mất tiền trong tài khoản?

Xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, hết nguy cơ mất tiền trong tài khoản?

(VNF) - Nhiều người băn khoăn xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền sẽ chặn được những loại lừa đảo nào và có còn nguy cơ mất tiền trong tài khoản không?

Đầu tư khu dân cư 1.000 tỷ, tiềm lực Địa ốc Phương Đông thế nào?

Đầu tư khu dân cư 1.000 tỷ, tiềm lực Địa ốc Phương Đông thế nào?

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh Địa ốc Phương Đông trúng đấu giá Dự án Khu dân cư nông thôn mới Minh Tân tại xã Minh Tân huyện Kiến Thụy, Hải Phòng với giá trúng đấu giá là hơn 190 tỷ đồng, tổng mức đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng.

Kinh tế bấp bênh, người dân Trung Quốc đổ xô mua vé số

Kinh tế bấp bênh, người dân Trung Quốc đổ xô mua vé số

(VNF) - Doanh số bán xổ số tăng vọt, nhiều cửa tiệm "cháy hàng" khi nhiều người dân Trung Quốc tìm cách làm giàu nhanh chóng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm hơn mong đợi.

Coteccons được vinh danh trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

Coteccons được vinh danh trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

(VNF) - Fortune - tạp chí kinh doanh nổi tiếng toàn cầu lần đầu tiên công bố danh sách những công ty lớn nhất Đông Nam Á, trong đó, tính riêng về ngành xây dựng, Coteccons là đại diện vinh dự góp mặt trong danh sách này.

Tập đoàn Đất Quảng của đại gia Nguyễn Viết Dũng bất ngờ đổi tên

Tập đoàn Đất Quảng của đại gia Nguyễn Viết Dũng bất ngờ đổi tên

(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Quảng của ông Nguyễn Viết Dũng đã bất ngờ thay đổi tên doanh nghiệp thành Công ty cổ phần Vincent land Group.

Hưng Yên: Tìm DN bỏ vốn 1.000 tỷ làm khu nhà ở tại Khoái Châu

Hưng Yên: Tìm DN bỏ vốn 1.000 tỷ làm khu nhà ở tại Khoái Châu

(VNF) - Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hưng Yên vừa thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đến dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở thương mại phía Bắc đường ĐH.57 tại Huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng

'Cá mập' bạc tỷ: Đình đám trên Shark Tank, mắc cạn ngoài thương trường

'Cá mập' bạc tỷ: Đình đám trên Shark Tank, mắc cạn ngoài thương trường

(VNF) - Xuất hiện trên “ghế nóng” Shark Tank Việt Nam trong vai trò nhà đầu tư, là những người có thể tạo ra các thương vụ bạc tỷ nâng tầm startup Việt nhưng bước ra ngoài “bể cá mập”, bản thân các “shark” cũng “mắc cạn” với doanh nghiệp của mình khi liên tiếp dính phải lùm xùm, làm ăn thua lỗ, thậm chí là vướng vào vòng lao lý.

'Vietnam Airlines đối mặt rủi ro lớn nếu không được gia hạn khoản vay 4.000 tỷ'

'Vietnam Airlines đối mặt rủi ro lớn nếu không được gia hạn khoản vay 4.000 tỷ'

(VNF) - Chính phủ cho rằng Vietnam Airlines sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy, rủi ro lớn trong trường hợp không được gia hạn trả nợ khoản vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng.

‘Săn’ mua căn hộ chưa sổ đỏ, giá tầm
2 tỷ ở vùng ven Hà Nội

‘Săn’ mua căn hộ chưa sổ đỏ, giá tầm 2 tỷ ở vùng ven Hà Nội

(VNF) - Trước thực trạng giá chung cư nội đô Hà Nội ngày càng leo thang khi đạt trung bình 50 - 70 triệu đồng/m2, nhiều người chuyển hướng đi tìm căn hộ chưa có sổ với mức giá nhỉnh 2 tỷ đồng ở khu vực vùng ven Hà Nội.

Thừa Thiên Huế: Tìm nhà đầu tư bỏ 1.430 tỷ xây 1.680 căn NƠXH

Thừa Thiên Huế: Tìm nhà đầu tư bỏ 1.430 tỷ xây 1.680 căn NƠXH

(VNF) - Dự án sẽ được triển khai trên diện tích 26,17 ha thuộc địa phận xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư khoảng 1.430 tỷ đồng sẽ cung cấp cho thị trường 1.680 căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH), giải quyết nhu cầu về nhà ở cho khoảng 7.000 người.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.