Doanh nghiệp khai khoáng ‘ngóng’ hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19

Chí Hiếu - 03/12/2021 10:43 (GMT+7)

Nghị quyết của Chính phủ đã giao các bộ báo cáo trong tháng 9 về việc gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn "ngóng", trong khi ngành thuế vẫn giục thu.

Các doanh nghiệp trong ngành khai khoáng cho hay, hầu hết các ngành khác đã được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ do ảnh hưởng của Covid-19 thì chính sách lớn nhất cho khối này là giãn nộp tiền cấp quyền khai khoáng vẫn chưa được thực hiện dù Chính phủ đã có chủ trương.

Đã trễ hẹn hơn 2 tháng

Hiệp hội Địa chất khoáng sản vừa có văn bản gửi Thủ tướng liên quan đến thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 theo Nghị quyết 105 của Chính phủ.

Theo Nghị quyết 105, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên Môi trường (TN-MT) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trong tháng 9 về việc gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Tuy nhiên, hiệp hội cho hay, đã quá hạn hơn 2 tháng, song các văn bản hướng dẫn vẫn chưa được ban hành, trong khi cơ quan thuế có văn bản đốc thúc các doanh nghiệp phải nộp tiền cấp quyền khai thác vì đã quá hạn theo lệ thường và nhấn mạnh doanh nghiệp nộp chậm phải tự tính toán số chậm nộp là 0,03%/ngày.

Trong văn bản gửi Thủ tướng, hiệp hội cho biết việc giãn cách xã hội vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu. Do đầu ra bị ảnh hưởng dẫn đến doanh thu của nhiều doanh nghiệp gần như không có hoặc giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc giãn cách cũng khiến cho lực lượng lao động trong ngành này bị thiếu hụt nghiêm trọng, đặc biệt là các chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao tại một số doanh nghiệp.

“Khác với các loại thuế phí khác phải nộp theo chi phí hàng năm phát sinh, việc thu tiền cấp quyền khai thác phải hoàn thành sớm trong thời hạn nửa đầu thời hạn cấp phép, do đó số tiền phải nộp hàng năm đã là chi phí lớn, tạo áp lực tài chính cho các doanh nghiệp trong ngành này, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đang rất khó khăn về dòng tiền để phục hồi sản xuất như hiện nay”, báo cáo phản ánh và lo ngại rằng, trong giai đoạn này, việc phải nộp ngay số tiền cấp quyền khai thác trong khi doanh thu không có hoặc giảm sút nghiêm trọng sẽ dẫn đến một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến nguồn thu của địa phương và hàng nghìn lao động của các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất việc làm.

Ngành than phải nộp tiền về quyền khai khoáng lớn nhất

Do đó, hiệp hội đề nghị Thủ tướng xem xét, có ý kiến chỉ đạo các cơ quan báo cáo Chính phủ về việc này theo yêu cầu của Nghị quyết 105 để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đã và đang khó khăn, thậm chí sẽ bị ảnh hưởng trong một số năm tới bởi đại dịch Covid-19.

"Sẽ sớm báo cáo"

Theo Bộ TN-MT, trong hơn 5 năm qua, số tiền cấp quyền khai thác mà các doanh nghiệp phải nộp vào khoảng 4.500 - 5.000 tỷ đồng mỗi năm, trong đó, nhiều nhất là các doanh nghiệp ngành than, xi măng, quặng…

Ông Đào Chí Biền, Phó cục trưởng điều hành Cục Kinh tế địa chất và khoáng sản (Tổng cục Địa chất và khoáng sản, Bộ TN-MT), cho hay Bộ TN-MT đã có văn bản lấy ý kiến các bộ Tài chính, Tư pháp từ tháng 10 và vừa nhận đủ ý kiến trở lại chỉ cách đây 2 ngày và Bộ sẽ sớm báo cáo cấp có thẩm quyền.

Theo ông Biền, khoảng 85% số tiền phải nộp hàng năm là thuộc các doanh nghiệp Nhà nước, nên số này “không kêu mà chỉ có một số khác”. Dù vậy, Bộ cũng đang xem xét kỹ các yếu tố để xác định doanh nghiệp nào, ở địa phương nào thuộc đối tượng được giãn theo các tiêu chí tại luật Quản lý thuế.

Thứ trưởng Bộ TN-MT Trần Quý Kiên cho biết thêm, Bộ TN-MT đang dự kiến 2 phương án, là có thể giãn cho doanh nghiệp 6 tháng hoặc 1 năm. “Chúng tôi dự kiến thời gian áp dụng từ 1/1/2022. Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền quyết định là giãn số phải nộp trong năm 2021 thì các doanh nghiệp đã nộp sẽ được khấu trừ khi tính số tiền phải nộp của năm 2022”, ông Kiên nói.

Trong khi đó, đại diện một số doanh nghiệp cho hay, số tiền phải nộp đối với nhiều doanh nghiệp khá lớn, từ vài chục tỉ đồng đến hàng trăm tỉ đồng, trong khi khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nói chung hiện nay là dòng tiền do ngừng hoặc chỉ hoạt động cầm chừng bởi dịch.

“Nếu việc gia hạn này thực hiện cho khoản phải nộp trong năm 2021 thì đã quá thời hạn 31/10 của ngành thuế, nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nên doanh nghiệp rất băn khoăn. Cục thuế ở địa phương vẫn đang thúc giục, tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp, nhất là về tài chính vốn đang rất khó khăn”, đại diện một doanh nghiệp chia sẻ.

Theo TNO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

(VNF) - Liên quan đến vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số tỉnh thành, cơ quan công an đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 1.320 tỷ đồng.

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

(VNF) - Với Nghị quyết số 41-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cộng đồng Dn Việt Nam đạt con số 2 triệu và có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Toyota có thể đang nhắm tới phân khúc Tesla Model 3 đang nắm giữ với dòng tên vừa được đăng ký bản quyền của mình.

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

(VNF) - Bất chấp những động thái mới của cơ quan quản lý nhằm bình ổn thị trường vàng, giá vàng miếng SJC vẫn tăng "điên cuồng". Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu vàng miếng chỉ là giải pháp tình thế, thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đặc biệt là ở TPHCM triển khai các hình thức thanh toán để hỗ trợ người dân và

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện kịp thời hơn các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt giao dịch thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá.

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

(VNF) - Hệ thống máy chủ DGX H100 được nhập về Việt Nam đánh dấu bước đầu tiên trong việc hiện thực hóa kế hoạch xây nhà máy AI của FPT và Nvidia.

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

(VNF) - Honda Việt Nam vừa tiến hành triệu hồi đối vối tổng số 14.162 xe, gồm các mẫu: Honda Jazz, Civic, CR-V, Accord, City và Odysey.

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

(VNF) - Sau gần 5 tháng nhận bàn giao hồ sơ và tang vật từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” xảy ra tại Công ty TNHH Liên doanh chế tạo xe máy LIFAN - Việt Nam.

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) được tổ chức tại TP. HCM sáng 10/5.