Doanh nghiệp 'khát mà không thể uống': Vì đâu nên nỗi?

Huyền Trang - 24/09/2023 12:42 (GMT+7)

(VNF) - Lý giải nguyên nhân của tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng các chính sách vẫn chưa “chạm” được vào điểm mấu chốt hoặc có thể nói, chưa giải quyết được những bài toán hóc búa của tình trạng “bất thường” như hiện nay.

VNF

Tại hội thảo tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, tín dụng 6 tháng đầu năm tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Tăng trưởng tín dụng thấp phản ánh khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế hiện nay. Xung quanh vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV).

- Bà đánh giá như thế nào về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tốc độ phục hồi nền kinh tế ở thời điểm hiện tại?

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy: Nhìn vào các con số vĩ mô, chúng ta thấy đã bắt đầu xuất hiện tín hiệu phục hồi kinh tế trong tháng 8 nhờ nhu cầu bên ngoài hồi phục và những chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong tháng 8/2023 ước tính tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm (dưới 50 là thu hẹp sản xuất) sau 6 tháng.

Tương tự như lĩnh vực công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu cũng ghi nhận sự cải thiện nhẹ trong tháng 8 khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 32,27 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước (con số tương ứng của tháng 7 là 30,1 tỷ USD - giảm 0,2% so với tháng 6).

Sau khi tín dụng toàn nền kinh tế “tăng trưởng âm” trong tháng 7 (chỉ đạt mức tăng 4,3% so với cuối tháng 6 là 4,7%), tín dụng đã nhích lên trong tháng 8/2023 với mức tăng 5,33%. Sự tăng trưởng đồng điệu này cho thấy tín hiệu tích cực của nền kinh tế cũng như trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy vậy, đây mới chỉ là tia sáng vừa thắp lên trong bức tranh chung nhiều gam màu tối từ đầu năm, còn rất nhiều thách thức đến từ bối cảnh quốc tế cũng như các vấn đề nội tại trong nước đang chưa thực sự có lời giải. Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu ở nhiều ngành, nhiều khía cạnh và bình quân mỗi tháng vẫn có 15,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường so với 18,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập. Một số nghiên cứu gần đây của Ban IV đã chỉ ra rằng, các khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt là tình hình sụt giảm đơn hàng ở nhiều thị trường, áp lực đặc biệt về dòng tiền và khó khăn về tiếp cận vốn trong bối cảnh đó.

- Dù lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng. Theo bà, đâu là nút thắt?

Nhiều chuyên gia đã đưa ra nhận định Việt Nam đang trải qua trạng thái “suy kiệt tín dụng” và cho rằng doanh nghiệp Việt “khát nhưng không thể uống”. Tôi đồng tình với quan điểm này. Đến hết tháng 7/2023, tăng trưởng tín dụng mới xấp xỉ 30% mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho năm nay là 14% - 15%. Trong khi đó, tín dụng lại đang là kênh dẫn vốn quan trọng nhất đối với doanh nghiệp do các kênh chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự khẳng định được đúng vị thế. Tuy nhiên, việc khó tiếp cận vốn của doanh nghiệp cần được xem xét một cách khách quan và tổng thể.

Trước hết, nói về năng lực hấp thụ của doanh nghiệp, thời điểm này thực sự là thách thức quá lớn. Sau giai đoạn bị “bào mòn” bởi Covid-19, doanh nghiệp Việt tiếp tục đối diện các cú sốc của thị trường dẫn tới hầu hết tăng trưởng âm, lại thiếu tài sản thế chấp nên hầu như không đáp ứng các điều kiện tiếp cận tín dụng.

Trong bối cảnh đó, ở góc độ chính sách, tính từ đầu năm 2023 đến nay, với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quyết định giảm lãi suất điều hành đến 4 lần. Mặt khác, chỉ trong tháng 7 và tháng 8/2023, đã có tới 7 chính sách tài khóa và tiền tệ được ban hành cũng nhằm kích cầu kinh tế, qua đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Như vậy, ở góc độ điều hành của nhà nước, chúng ta phải ghi nhận là có sự hỗ trợ rất lớn với doanh nghiệp và nhiều chuyên gia thừa nhận rằng, Chính phủ rất quyết liệt trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, các chính sách dường như vẫn chưa “chạm” được vào điểm mấu chốt hoặc có thể nói, chưa giải quyết được những bài toán hóc búa của tình trạng “bất thường” như hiện nay.

Chúng tôi đề xuất, giảm lãi suất phải đi đôi với cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng theo hướng “nhìn vào khả năng trả nợ tương lai của doanh nghiệp chứ không chỉ nhìn vào tài sản thế chấp” và phải song hành với các chính sách tổng thể khác, nhất là nhóm chính sách về tài khóa để vực dậy sức khỏe của doanh nghiệp thì hiệu quả tiếp cận tín dụng, tiếp cận vốn các kênh khác mới có thể cải thiện.

Phạm Thị Ngọc Thủy

- Các gói hỗ trợ như hỗ trợ lãi suất 2% đang bị doanh nghiệp phàn nàn là tiêu chí cao và khó tiếp cận. Theo bà, đâu là nguyên nhân của vấn đề này?

Kết quả triển khai thực hiện Nghị định 31 về gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ nguồn ngân sách nhà nước với 40 nghìn tỷ đồng được áp dụng từ năm 2022 đúng là chưa đạt được như kỳ vọng. Mức giải ngân đến nay mới chỉ được khoảng 1,7% tổng quy mô gói hỗ trợ, chứng tỏ có nhiều nút thắt. Trong đó, tâm lý e ngại hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán về sau của cả ngân hàng lẫn khách hàng và sự phức tạp của các tiêu chí đánh giá khả năng phục hồi trong bối cảnh không ai dám nói chắc về cơ hội thị trường là 2 vướng mắc chính. Ngoài ra, tình hình kinh tế-xã hội cũng đã thay đổi so với thời điểm ban hành chính sách nên nhu cầu cần hỗ trợ của doanh nghiệp cũng thay đổi. Hiện giờ, trước khi có thể hấp thụ vốn, doanh nghiệp đang rất cần đơn hàng trở lại, môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh được thông thoáng, thuận lợi.

Ngoài gói hỗ trợ lãi suất 2%, các gói hỗ trợ khác như gói tín dụng thương mại 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, hay gói tín dụng 15 nghìn tỷ đồng cho vay lâm sản, thủy sản lại đang có tốc độ giải ngân khá tốt và bước đầu cho thấy hiệu quả. Do đó, các cơ quan thẩm quyền nên có cơ chế thường xuyên rà soát hiệu quả của các gói hỗ trợ, từ đó cân nhắc đến việc phân bổ lại nguồn lực. Những chính sách hỗ trợ đã chứng minh được hiệu quả, được hấp thụ nhanh và tạo ra tác động tích cực thì cần được ưu tiên gia tăng, thúc đẩy hơn nữa, không để tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu trong bối cảnh như hiện nay.

- Lãi suất huy động tiền gửi đã giảm, nhưng lãi suất cho vay vẫn chưa giảm sâu. Tính đến độ trễ của chính sách, liệu thay đổi có đến vào những tháng cuối năm không?

Đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các ngân hàng đã giảm khoảng 1,0%/năm so với cuối năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới do độ trễ của chính sách. Xu hướng giảm đó là kết quả 4 lần điều chỉnh giảm liên tục các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5% - 2%/năm của Ngân hàng Nhà nước nhằm định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường.

Thời gian qua, bám sát các nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã ban hành, triển khai nhiều chính sách về tiền tệ, tín dụng và đồng bộ các chương trình, giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa được thấy lãi suất cho vay được giảm sâu là do các ngân hàng vẫn còn áp lực.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng Việt trong quý II giảm nhẹ do chi phí huy động vẫn còn tăng cao và áp lực từ nợ xấu hình thành mới tiếp tục đè nặng. Áp lực này trong những quý tiếp theo có thể được giảm dần nhờ cải thiện mức chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi do giảm chi phí huy động vốn. Kết hợp với kỳ vọng bức tranh chung về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc trở lại từ những tháng cuối năm, nhu cầu tín dụng có thể tăng tương ứng và giảm áp lực nợ xấu.

- Nhìn chung về bức tranh của thị trường vốn thời điểm hiện tại, bà có kiến nghị như thế nào để thị trường vốn thực sự trở thành bệ đỡ hỗ trợ doanh nghiệp?

Như đã đề cập, vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay là phải phục hồi sức khỏe mới có thể hấp thụ vốn hiệu quả. Do đó, nhóm chính sách trước mắt chúng tôi kiến nghị là giảm áp lực dòng tiền và giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền của chính họ. Trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, chi phí vận hành là trách nhiệm của doanh nghiệp và để cứu mình, nhiều doanh nghiệp đã phải chủ động cắt giảm chi phí, giảm quy mô hoạt động và quy mô lao động.

Các phần chi phí khác như chi phí lãi vay, chi phí thuế -phí, chi phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn 2% quỹ lương... nằm trong không gian chính sách của nhà nước. Do đó, Chính phủ có thể trọng tâm thực hiện các chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả; giãn, giảm chi phí, tạo dòng tiền ngắn hạn ít nhất trong nửa cuối năm 2023 (hoặc nửa đầu năm 2024 tùy độ trễ của chính sách). Để thực hiện hiệu quả các biện pháp này, cần có cách tiếp cận vừa tổng thể về hỗ trợ doanh nghiệp vừa phải phân tích bài toán theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

Lãi suất thực vay phải giảm thực sự để hỗ trợ doanh nghiệp vì lãi suất cho vay hiện tại dù đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao so với các nước khác; đồng thời, trong bối cảnh phục hồi, các ngân hàng thương mại cần nhìn vào khả năng trả nợ tương lai của doanh nghiệp để tăng cơ hội tiếp cận tín dụng chứ không chỉ nhìn vào tài sản thế chấp.

Chúng tôi cũng đề xuất, nên áp dụng các chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để thúc đẩy tổng cầu lúc này, bao gồm các khía cạnh: đẩy mạnh đầu tư công, tập trung vào các cơ sở hạ tầng lớn, vừa để hỗ trợ các doanh nghiệp, vừa nâng cao năng lực của quốc gia; chú trọng phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu rất lớn của người lao động và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựng…; xem xét các giải pháp giãn/giảm áp lực thuế và chi phí khác, tạo dòng tiền ngắn hạn cho doanh nghiệp vì đây là thời điểm phải “khoan thư sức dân”.

Các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, mở rộng thị trường mới cũng cần đặc biệt quan tâm ở giai đoạn này. Nhưng cần lưu ý, hiện này các thị trường xuất khẩu lớn của chúng ta ngày càng chú trọng, thiết lập các quy định, tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt liên quan đến xu hướng xanh hóa, giảm phát thải. Các bên cần quan tâm đặc biệt các giải pháp thúc đẩy và hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh vì doanh nghiệp phải đối diện với các quy định, yêu cầu mới từ thị trường ngay trong 2023 và các năm tiếp theo.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phát huy thực chất vai trò của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương để tăng cường các hình thức tín chấp, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn và tham gia thị trường hiệu quả.

Cuối cùng, để thị trường vốn thực sự trở thành bệ đỡ cho doanh nghiệp, một trong các giải pháp cần đặc biệt lưu tâm là phát triển thị trường vốn hiện đại, đáp ứng chuẩn mực quốc tế nhằm dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, tránh để tăng trưởng quá phụ thuộc vào tín dụng như hiện nay.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

(VNF) – Quý I/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã lập kỷ lục về lợi nhuận, nhưng đó là kỷ lục lợi nhuận sau thuế thấp nhất lịch sử.

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình nợ thuế 1.150 tỷ đồng

Tính đến ngày 31/3/2024 là Công ty cổ phần Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình (địa chỉ thôn Thanh Cù, Xã Nhuận Trạch, Huyện Lương Sơn) nợ trên 1.150 tỷ đồng. Đứng đầu trong các DN nợ thuế của tỉnh Hòa Bình

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Bắc Giang: Đầu tư gần 3.900 tỷ làm công viên nghĩa trang rộng 150ha

Nhà đầu tư dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là Công ty cổ phần Công viên tâm linh Tâm Điền - Tây Yên Tử.

Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Lý do dòng căn hộ đa công năng ELA và UNI tại Sun Ponte Residence được săn đón?

Linh hoạt công năng, tối ưu hóa tính kết nối hay có thể vừa ở vừa cho thuê là lý do giúp hai dòng căn hộ sáng tạo và độc đáo UNI và ELA tại dự án Sun Ponte Residence bên sông Hàn được săn đón.

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/7

(VNF) - Chiều 2/5, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.