Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp (KCN) là yếu tố cơ bản của mô hình KCN sinh thái. Với các chương trình tái chế và tiết kiệm, KCN sinh thái rất có ý nghĩa đối với năng suất, chất lượng khi tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp “cộng sinh” sản xuất và dịch vụ, có mối liên hệ mật thiết vì lợi ích bảo vệ môi trường.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), có 7 nguyên tắc cơ bản để phát triển KCN sinh thái gồm: hài hòa với thiên nhiên; hệ thống năng lượng; quản lý dòng nguyên liệu và chất thải; cấp thoát nước; quản lý KCN sinh thái hiệu quả; xây dựng hoặc cải tạo; hòa nhập với cộng đồng địa phương.
Với những nguyên tắc nêu trên, có thể phân loại các KCN sinh thái thành 5 nhóm sau: KCN sinh thái nông nghiệp; KCN sinh thái tái tạo tài nguyên; KCN sinh thái năng lượng tái sinh; KCN sinh thái nhà máy điện và KCN sinh thái lọc hóa dầu hay hóa chất. Sự khác nhau này tùy thuộc vào chính sách phát triển của mỗi quốc gia, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại khu vực đặt KCN sinh thái hay các KCN sinh thái được tái thiết lại từ những KCN cũ.
Các doanh nghiệp tham gia mô hình sẽ trao đổi nguyên liệu và năng lượng vì lợi ích chung, trên cơ sở phế thải từ một doanh nghiệp này có thể được sử dụng như là đầu vào chi phí thấp cho doanh nghiệp khác.
Báo cáo tổng kết 30 năm phát triển KCN, khu kinh tế của Bộ KH&ĐT cho thấy, đến năm 2030 sẽ có từ 40%-50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8%-10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới từ bước lập quy hoạch xây dựng và định hướng ngành, nghề thu hút đầu tư. Việc quan tâm xây dựng mới KCN sinh thái được thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhận định, việc chuyển đổi theo mô hình KCN sinh thái trong các KCN, khu kinh tế là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững cho doanh nghiệp, địa phương và cả nền kinh tế.
Theo các chuyên gia, hiện nay, với 403 khu công nghiệp đang hoạt động, việc thúc đẩy phát KCN theo hướng sinh thái sẽ huy động nguồn lực lớn từ khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, thể hiện quyết tâm Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết phát triển bền vững.
Mới đây, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 35 về “Chính sách phát triển KCN sinh thái” đã tạo thuận lợi cho địa phương phát triển KCN theo mô hình mới. Tuy nhiên, trên thực tế chuyển đổi như thế nào để nhân rộng mô hình và nhất là các chính sách ưu đãi nào để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vẫn còn đang “bỏ ngỏ”.
KCN Hiệp Phước (TP. HCM) được chọn tham gia dự án với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tính toán chuyển đổi theo hướng hiệu quả hơn. Nhưng hiện mới chỉ có 24/34 doanh nghiệp tại đây đồng ý thực hiện. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn, đặc biệt là chi phí để chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình công nghiệp xanh hơn.
Theo ông Giang Ngọc Phương, Phó tổng giám đốc KCN Hiệp Phước, câu hỏi đặt ra là khi yêu cầu sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp sẽ gia tăng chi phí, vậy có được hỗ trợ gì, ưu đãi gì so với những đơn vị sản xuất thông thường khác.
Đồng quan điểm, ông Phạm Hồng Điệp, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) cho rằng, cần ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thời gian áp dụng miễn giảm theo quy định chung của pháp luật hiện hành.
Yếu tố hạn chế khác là thời hạn thuê đất, khi có KCN đã đi quá nửa chặng đường đầu tư trong thời hạn thuê 50 năm, nếu phải chuyển đổi mô hình sẽ là bài toán lớn ảnh hưởng ảnh hưởng đến kế hoạch và chi phí của doanh nghiệp, đại diện Ban quản lý một KCN cho biết.
Hiện nay, cả nước có 6 KCN đang thí điểm chuyển đổi mô hình KCN sinh thái gồm có: KCN Đình Vũ (Hải PHòng), KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng), KCN Amata (Đồng Nai), KCN Hiệp Phước (TP. HCM) và KCN Trà Nóc 1&2 (TP. Cần Thơ). Kết quả sẽ là tiền đề để nhân rộng chuyển đổi các KCN hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái trên cả nước.
Để phát triển KCN sinh thái có khởi đầu thuận lợi, rất cần thiết có những chính sách cụ thể hơn hỗ trợ doanh nghiệp như ưu đãi về tài chính: miễn giảm thuế, tiền thuê đất, ưu tiên nguồn vốn tín dụng… khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi mô hình mới.
Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” có tổng kinh phí là 1,8218 triệu USD, được triển khai thực hiện trong 3 năm tại 5 tỉnh/thành phố gồm: TP. HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng và Hải Phòng. Dự án có mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.