Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại”.
Một trong những giải pháp quan trọng được Thủ tướng Việt Nam đề nghị tại COP26 là cần phải “chuyển đổi mô hình phát triển, hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn. Mọi hành động phải dựa vào tự nhiên và lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và động lực phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Rõ ràng, kinh tế xanh tuần hoàn là xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là mô hình đặc biệt chú trọng đến quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, trên cơ sở đó giải quyết được một loạt bài toán như nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, tránh tạo ra phế thải, giảm ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Xây dựng kinh tế tuần hoàn cũng được Việt Nam xác định là một trong những hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh. Quyết tâm này tiếp tục được thể hiện trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050 được Chính phủ phê duyệt.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực năng lượng sạch, không phải tới khi khái niệm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được “Nghị quyết hoá”, T&T Group đã sớm bước vào sân chơi lớn này với thái độ nghiêm túc cùng những bước đi bài bản.
“T&T Group đã tham gia nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện phát triển năng lượng tái tạo từ 10 năm trước để đón đầu cơ hội. Ngoài các dự án đã và sắp hoàn thành, chúng tôi còn hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia”, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn T&T cho biết.
Chính vì thế, quá trình tích lũy và chuẩn bị các nguồn lực để tham gia lĩnh vực năng lượng của T&T Group được ví như một chiếc lò xo được nén lâu ngày và thực sự “bật tung” sau gần một thập kỷ.
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group (giữa) và ông Patrick Lee, Chủ tịch Standard Chartered Việt Nam, Giám đốc Standard Chartered Singapore và thị trường ASEAN (bên phải) trao biên bản ghi nhớ tài trợ vốn 6 tỷ USD cho các dự án xanh của T&T Group.
Năm 2020, T&T Group đẩy mạnh quyết tâm phát triển trong lĩnh vực năng lượng với việc đưa vào vận hành 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 245MWp. Quá trình thực hiện các dự án này, T&T Group đều bắt tay hợp tác với các tổng thầu uy tín trong nước và thế giới, đảm bảo quy trình vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, các nhà máy điện mặt trời được ứng dụng các công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới, chất lượng vật liệu tốt, bền bỉ và thân thiện với môi trường như sử dụng các tấm pin quang điện, hệ thống Inverter chuỗi cho hiệu suất cao với hệ thống điều khiển tiên tiến, hiện đại.
Không chỉ tham gia vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp, T&T Group còn đẩy mạnh hoạt động hợp tác, chuyển giao công nghệ để phục vụ công nghiệp xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Bánh đà tích lũy trong tròn một thập kỷ tiếp tục đưa T&T cán đích một loạt những cột mốc đáng tự hào trong lĩnh vực điện gió khi là “cánh chim tiên phong” trong việc hợp tác với những tập đoàn lớn trên thế giới như Total, Ørsted để phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam; kêu gọi nguồn vốn cho năng lượng xanh từ quốc tế; hợp tác phát triển các dự án chống xâm nhập mặn và chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu; hợp tác phát triển các nhà máy khử mặn bằng năng lượng gió để sản xuất nước ngọt cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong nước.
Cụ thể, trong chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại châu Âu tháng 9/2021, T&T Group và Ørsted – tập đoàn hàng đầu thế giới về điện gió ngoài khơi của Đan Mạch đã ký ghi nhớ về hợp tác chiến lược; hứa hẹn đem lại nguồn cung lớn về năng lượng tái tạo thông qua các dự án điện gió ngoài khơi đầu tư mới tại Bình Thuận và Ninh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỉ USD (dự kiến được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm).
Cũng trong chuyến đi kể trên, T&T Group và Smart Universal Logistics N.V (SUL) - tập đoàn hàng đầu Vương quốc Bỉ về phát triển năng lượng bền vững và hạ tầng môi trường cũng đã ký hợp tác phát triển các nhà máy khử mặn bằng năng lượng gió để sản xuất nước ngọt cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, T&T Group và Tập đoàn Total (Cộng hòa Pháp) đã trao đổi biên bản ghi nhớ về việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Hai bên thống nhất cùng nhau xác định các dự án mới, xem xét tính khả thi về kỹ thuật, tài chính và quy định của các dự án mới với mục đích cùng đầu tư các dự án khả thi và hợp tác phát triển ít nhất 2.000 MW, với tổng mức đầu tư dự kiến 3 tỉ USD.
Trước đó, T&T Group đã nhận được cam kết từ Standard Chartered - định chế tài chính quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh, về việc tài trợ vốn cho các dự án môi trường và xử lý chất thải, điện khí LNG, năng lượng tái tạo.
Theo đó, Standard Chartered cam kết thu xếp khoản tài chính lên tới 6 tỷ USD để tài trợ cho các dự án xanh mà T&T Group triển khai tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến một số dự án như: Nhà máy Xử lý chất thải công nghiệp và y tế tại tỉnh Thái Nguyên, dự án Nhà máy Xử lý chất thải sinh hoạt tại Hưng Yên, dự án Nhà máy Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn tại Hà Nội, dự án Trung tâm Điện khí Hải Lăng công suất 1.500MW tại tỉnh Quảng Trị, các dự án năng lượng tái tạo hiện nay của T&T Group…
Vệc hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered sẽ giúp T&T Group tiếp cận nguồn tài chính quốc tế trung và dài hạn cùng những kinh nghiệm quý báu để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xanh tại Việt Nam, đóng góp chung vào chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Theo đánh giá của các chuyên gia, chiến lược hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới như Total hay Ørsted không chỉ giúp T&T Group đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án năng lượng tái tạo. Xét về dài hạn, việc được tiếp cận kinh nghiệm cũng như nguồn vốn từ “những người khổng lồ của thế giới” sẽ giúp Việt Nam sớm làm chủ được công nghệ sản xuất hiện đại, trên cơ sở đó xây dựng được nền tảng tự thân, đưa nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của Việt Nam phát triển bền vững và tự chủ trong tương lai không xa.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.