Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký tờ trình trình gửi Quốc hội về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.
Tại tờ trình lần này, Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025 từ Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa), từ Cần Thơ đến Cà Mau.
Dự án được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập với tổng chiều dài là 729km và triển khai theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ tổ chức thu phí hoặc nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.
Theo tính toán của Chính phủ, nếu thu phí toàn bộ 12 dự án thành phần trong 5 năm đầu có thể thu hồi được khoảng 18.300 tỷ đồng vốn nhà nước, trong 10 năm có thể thu được khoảng 37.881 tỷ đồng; nếu thu phí 8 dự án thành phần (không thu phí 3 dự án đi trùng và nâng cấp một số đoạn đường Hồ Chí Minh hiện hữu), trong 5 năm đầu có thể thu hồi khoảng 14.800 tỷ, trong 10 năm khoảng 30.000 tỷ đồng.
Dự án có nhu cầu sử dụng đất khoảng 5.481ha, trong đó đất trồng lúa 2 vụ khoảng 1.532ha, rừng phòng hộ khoảng 110ha, rừng sản xuất khoảng 1.436ha. Giải phóng mặt bằng tất cả các dự án thành phần theo quy mô 6 làn xe, các dự án thành phần trên đoạn Cần Thơ - Cà Mau theo quy mô 4 làn xe như quy hoạch đã được phê duyệt.
Trong giai đoạn đầu, 12 dự án thành phần đầu tư theo quy mô 4 làn xe (bề rộng nền đường 17m), tốc độ thiết kế 80-120km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 146.990 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị là 95.837 tỷ đồng; chi phí GPMB, tái định cư 19.097 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 12.015 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 20.041 tỷ đồng.
Trên cơ sở tiến độ triển khai, sơ bộ nhu cầu vốn và giải ngân trong giai đoạn 2021 – 2025 cần bố trí khoảng 139.640 tỷ đồng (khoảng 95% tổng mức đầu tư), phần còn lại khoảng 7.350 tỷ đồng chuyển tiếp bố trí trong giai đoạn 2026 - 2030. Nguồn vốn đầu tư dự án trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ bố trí từ vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 (47.169 tỷ đồng) và từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ đặt mục tiêu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025.
Trong tờ trình lần này, Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội giao Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với từng dự án thành phần trong các bước tiếp theo; quyết định việc giao UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì các dự án thành phần bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, trong tờ trình gửi Quốc hội hồi cuối tháng 9, Chính phủ đề xuất giai đoạn 2021 - 2025 sẽ đầu tư 9 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP, chiều dài 552km, gồm các đoạn từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) - Nha Trang (Khánh Hòa), Cần Thơ - Cà Mau.
3 dự án thành phần khác, gồm: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị) có chiều dài khoảng 177km sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư theo các dự án độc lập sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước và sẽ triển khai đầu tư khi cân đối được nguồn vốn, trường hợp khó khăn sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030.
Theo phương án đầu tư 9 dự án và giải phóng mặt bằng 3 dự án trong tờ trình này, sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn dự án khoảng 124.619 tỷ đồng.
Đến ngày 9/11, trong tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ thông qua nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất triển khai đầu tư 12 dự án thành phần, trong đó có 4 dự án triển khai theo phương thức PPP.
Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, tổng mức đầu tư 12 dự án này là 148.492 tỷ đồng, bao gồm vốn nhà nước khoảng 131.217 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 17.275 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.