Doanh nghiệp nên bắt đầu chuyển đổi số từ đâu?

Thảo Lê - 04/05/2023 10:31 (GMT+7)

(VNF) - Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực công nghệ, ông Phí Anh Tuấn, thành viên Ban chỉ đạo Phát triển thương mại điện tử UBND TP. HCM, Phó chủ tịch Hội Tin học TP. HCM (HCA), đồng thời là Chủ tịch và CEO PAT Consulting, chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính về những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

VNF

Chuẩn bị kỹ, hợp khả năng

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy nhanh hơn việc phải tạo ra thị trường mới cho các doanh nghiệp trên nền tảng số. Bên cạnh đó, những thách thức đặt ra trong vận hành công ty, hệ thống chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất buộc doanh nghiệp phải thay đổi.

Ông Phí Anh Tuấn cho biết thuật ngữ chuyển đổi số (digital transformation) nói về việc đưa công nghệ vào tất cả các mặt của kinh doanh, thông qua đó thay đổi cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động và mang lại giá trị cho khách hàng. Thay đổi (transformation) là từ khóa quan trọng, nếu công nghệ không dẫn đến sự thay đổi về cách thức doanh nghiệp hoạt động (operations) hay về mặt cấu trúc hạ tầng (infrastructure) thì nó không thể gọi là transformation.

Trên thực tế, bên cạnh những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thì cũng không ít doanh nghiệp gặp thất bại, nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số theo phong trào hoặc chưa hiểu hết về chuyển đổi số dẫn đến việc áp dụng, ứng dụng chưa mang lại hiệu quả.

Thách thức lớn nhất của việc chuyển đổi số nằm ở chỗ, chủ doanh nghiệp phải hiểu rõ rằng chuyển đổi số không phải cuộc chơi công nghệ mà là thay đổi tư duy, mở rộng nhận thức, đặc biệt cần người lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn và hiểu được tầm quan trọng cũng như xu hướng công nghệ để điều hành guồng máy doanh nghiệp đi theo. Ở đây, điều quan trọng nhất là phải quy hoạch tổng thể ngay từ đầu, chứ không phải kiểu “nghĩ vụn” là có đến đâu thì đầu tư đến đó.

Để thoát khỏi bẫy chuyển đổi số hình thức nói riêng và tiến đến chuyển đổi số thành công nói chung bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải hiểu đúng về chuyển đổi số. Phải nhận diện đúng nhu cầu của chính mình và thay đổi nhận thức; hoạch định đúng và hợp lý các nguồn lực tham gia vào công tác chuyển đổi số. Lựa chọn đối tác đồng hành đáng tin cậy cũng sẽ quyết định phần lớn đến thắng lợi chuyển đổi số, tất nhiên kèm theo đó vẫn phải là sự tuân thủ trong triển khai và cải tiến.

Ông Tuấn lưu ý, doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị rất kỹ trước khi đưa ra các yêu cầu về chuyển đổi số, nếu không đưa ra được yêu cầu rõ ràng thì phải thuê công ty tư vấn, có như vậy quá trình chuyển đổi số mới sát với thực tế. Trên thực tế, có tình trạng, doanh nghiệp dư thừa thông tin về chuyển đổi số nhưng lại thiếu tính thực tiễn, thiếu đặc tính ngành để áp dụng. Có những doanh nghiệp quan tâm nhiều đến chuyển đổi số bằng công nghệ mà chưa quan tâm tới các yếu tố nhân sự và quản trị doanh nghiệp.

Theo trào lưu chuyển đổi số chung của toàn xã hội, trên thị trường có rất nhiều công ty tư vấn liên quan đến chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Mỗi đơn vị tư vấn đều có những thế mạnh riêng. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên quá lo lắng hoặc bối rối khi lựa chọn đơn vị tư vấn mà nên phải xác lập rõ mục tiêu quản trị, kinh doanh của mình. Phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để biết công ty mình đang cần gì, định lượng hoá cũng như yêu cầu và xác lập các nội dung cụ thể để lựa chọn được đơn vị tư vấn phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Do vậy, ông Tuấn khuyên, chuyển đổi số cần thiết làm nhưng không nên quá vội vã, mà phải kỹ lưỡng để đảm bảo thành công.

Chuyển đổi số phải tiến tới hình thành tài sản số

Theo Hội tin học TP. HCM (HCA), Việt Nam nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới, với tỷ lệ 70,3% so với trung bình thế giới là 51,4%. Do đó, thị trường dữ liệu lớn (Big Data) tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là có triển vọng hàng đầu châu Á. Tận dụng được tối đa nguồn dữ liệu thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn nhiều lần. Khi chủ doanh nghiệp hiểu rõ về dữ liệu thì bài toán chuyển đổi số có thể thực hiện nhanh, gọn, tiết kiệm chi phí và đạt được thành quả rõ ràng.

Dữ liệu được coi là nhiên liệu của nền kinh tế số. Thế giới ngày nay phát triển từng phút, từng giờ, các dữ liệu luôn được sản sinh ra và lưu trữ bởi công nghệ. Việc sử dụng điện thoại, máy tính hay các trang mạng xã hội, công cụ internet… đều chứa đựng trong đó vô vàn dữ liệu. Khai thác tốt dữ liệu là cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số với 1 công ty dù lớn hay nhỏ, đều là chuyển từ trạng thái hiện có sang môi trường số, khi làm tốt điều này sẽ hình thành nền kinh tế số một cách tự nhiên. Đồng thời, doanh nghiệp phải tích lũy thành quả chuyển đổi số thành tài sản số, trong đó quý nhất là dữ liệu số - tài sản vô giá mà doanh nghiệp có thể khai thác trong tương lai.

Ông Phí Anh Tuấn

Chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu?

Câu hỏi thường được các doanh nghiệp quan tâm là nên bắt đầu chuyển đổi số từ bộ phận nào trong đơn vị. Kinh nghiệm thực tiễn của ông Phí Anh Tuấn cho thấy, có thể chia làm 2 loại hình doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và doanh nghiệp vừa và lớn, từ đó định ra các cách thức khác nhau.

Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs quan trọng nhất là chọn được công nghệ mới, đủ tốt; tốn ít tiền, hiệu quả, mang về áp dụng để làm thành tài sản số cho mình. Để làm được điều này, phụ thuộc vào công tác chuẩn bị cho đúng để quyết định mua đúng, không phí tiền. Chủ doanh nghiệp chính là người ra quyết định và chịu trách nhiệm cho việc chọn đúng nền tảng.

Trên thực tế, không có công thức chung về việc nên chọn công nghệ nào hay nên bắt đầu từ bộ phận nào. Mà ở đây, do quy mô nhỏ, vốn ít nên việc chọn công nghệ nào chỉ dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai gần. Mẫu số chung của các doanh nghiệp SMEs là thích chuyển đổi số với chi phí hợp lý (ít tiền), tốn ít thời gian, nhưng vẫn mang lại nhiều lợi ích nhất trong khả năng chi phí. Điều quan trọng là chủ doanh nghiệp phải chú ý đến định hướng chuyển những ứng dụng công nghệ này thành tài sản số trong tương lai, tức là công nghệ hiện tại phải có khả năng kết nối và chia sẻ với một số nền tảng khác.

Thực tế ở các công ty SME, để tồn tại và phát triển, đa phần các đơn vị bắt đầu chuyển đổi số từ bộ phận có khả năng trực tiếp kiếm ra tiền như kinh doanh, vận hành kho bãi, thương mại…

Với các doanh nghiệp vừa và lớn, khi chuyển đổi số thường tiến hành đánh giá lại tài sản số và các công nghệ mà doanh nghiệp đang áp dụng. Dựa trên việc đánh giá lại, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đưa ra được công nghệ cần phải bổ sung cho hoàn chỉnh. Điểm đáng chú ý ở đây là cần có đội ngũ hoạch định kiến trúc nền tảng số, kế thừa lại tài sản số của hệ thống cũ, xây dựng nền kiến trúc mới có khả năng kế thừa nhiều nhất có thể.

Việc đầu tiên ở các doanh nghiệp vừa và lớn là chuyển đổi số từ bộ phận nào mang lại hiệu quả lợi ích nhiều nhất mà lại tốn kém ít nhất. Chẳng hạn bộ phận kế toán làm trước sẽ tốn ít chi phí và hỗ trợ được các bộ phận khác. Cách thức sắp xếp chuyển đổi số cho từng bộ phận phải được tính toán chi tiết, với mục tiêu hình thành tài sản số cho công ty khai thác lâu dài.

Lưu ý ở đây là dù doanh nghiệp có kinh phí để tiến hành chuyển đổi số, cũng không nên hoạch định quá xa và quá dài, bởi lẽ công nghệ thay đổi rất nhanh. Trong mọi trường hợp, các doanh nghiệp vừa và lớn đều cần có sự tham gia của đơn vị tư vấn. Tư vấn giỏi sẽ giúp xây dựng kiến trúc, kiến thiết nền móng quan trọng cho sự kết hợp với nhiều nền tảng khác sau này. Kiến trúc càng vững, tài sản số dùng càng lâu bền.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.