Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Dịch vụ vận tải Uber đã phát triển khá nhanh. Nhưng hiện nay, việc thu thuế với dịch vụ này vẫn hết sức mù mờ mà ở nhiều địa phương, việc quản lý gần như bất lực. Do đó, ngành thuế đang có những động thái siết chặt việc quản lý, thu thuế với taxi Uber.
Tổng cục Thuế đã nhận được báo cáo vướng mắc liên quan đến việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài Uber tại Việt Nam của Cục Thuế Hà Nội ngày 25/9/2015 về việc trả lời chính sách thuế và công văn của Cục Thuế TPHCM vào ngày 30/11/2015 đối với hoạt động của Công ty TNHH Uber Việt Nam tại TPHCM.
Đến tháng 6/2016 này, sau hơn nửa năm tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan như Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, Ủy ban nhân dân TP. HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Tổng cục Thuế cũng đã có văn bản trả lời hai đơn vị trên, hướng dẫn việc thực hiện quản lý thu thuế.
Về việc xác định ngành nghề kinh doanh của nhà thầu nước ngoài Uber, Tổng cục Thuế dẫn kết luận của Bộ KHĐT cho biết, dịch vụ cung cấp phần mềm để kết nối điều hành hoạt động vận tải do Công ty TNHH Uber đề xuất thí điểm thực hiện là ngành, nghề kinh doanh mới tại Việt Nam, chưa được quy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và hệ thống pháp luật điều chỉnh còn thiếu, chưa hoàn thiện.
Do đó, Bộ KHĐT đã đề nghị tạm thời xác định hoạt động sử dụng giải pháp công nghệ thông tin để kết nối vận tải vào "nhóm ngành nghề hoạt động kinh doanh khác".
Liên quan đến vấn đề đang được quan tâm hiện nay là việc xác định doanh thu tính thuế của các bên liên quan, Tổng cục Thuế cho hay, đối với nhà thầu Uber (tổ chức nước ngoài) là bên cung cấp giải pháp công nghệ cho các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận tải tại Việt Nam thì doanh thu tính thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của nhà thầu Uber là phần doanh thu nhận được từ các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận tải theo tỷ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu giữa hai bên.
Còn đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ vận tải hành khách có sử dụng phần mềm quản lý của Uber thì doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền cước vận chuyển hành khách (tính theo cước phí thực tế thu từ hành khách sau mỗi chuyến đi, bao gồm cả phần phí dịch vụ công nghệ trả cho nhà cung cấp).
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải là đối tác của nhà thầu Uber B.V còn phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế TNDN và GTGT cho nhà thầu Uber theo tỷ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu Uber tính trên cước phí vận chuyển phát sinh thực tế thu từ khách hàng.
Tuy nhiên, mới đây, theo phản ánh của Cục Thuế TPHCM thì nhà thầu Uber đã ủy quyền cho công ty kiểm toán PwC tại Việt Nam thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu. PwC đồng thời cũng có trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời cũng như lưu giữ các tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của nhà thầu Uber.
Tại thời điểm 1/10/2014 trở về trước, theo quy định, tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành nghề kinh doanh khác là 30%, tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2%. Tuy nhiên, từ ngày 1/10/2014 trở đi, tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu và tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế với hoạt động kinh doanh khác đều là 2%.
Thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014, cho đến nay, việc thu thuế đối với Uber vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Hiện chưa có con số nào được phía cơ quan thuế đưa ra về việc chấp hành nghĩa vụ thuế của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam. Điều này làm dấy lên lo ngại sự không công bằng với các doanh nghiệp vận tải khác ở Việt Nam. Trong khi cơ quan quản lý nhiều nơi tỏ ra bất lực.
Hồi đầu năm nay, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, hiện có khoảng 4.000 taxi Uber hoạt động trên địa bàn do doanh nghiệp taxi Uber tại Hà Lan điều hành, ước tính đã thu được khoảng 1 tỷ đồng lợi nhuận đưa về Hà Lan.
Lợi nhuận từ hoạt động của Uber lại được chuyển 100% về Uber Hà Lan, sau đó mới trích trả lại cho cá nhân tại Việt Nam, chứ không phải như ký kết trong hợp đồng là phía đối tác Việt Nam giữ 80% và gửi 20% về phía Hà Lan. Do đó, theo các chuyên gia trong lĩnh vực thuế, việc giao cho các đối tác của Uber có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho nhà thầu Uber theo tỉ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu là không thể tiến hành.
Trong một lần trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, cơ quan thuế không thể đi tìm từng tài xế Uber để thu thuế bởi có hàng nghìn người ở khắp đất nước, là người làm công nhật, có hợp đồng không thời hạn với Uber.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng ban thường trực Ban cải cách (Tổng Cục thuế) cho biết, cơ quan thuế vẫn bảo lưu quan điểm thu thuế đối với tài xế Uber và sẽ tăng cường kiểm soát đối tượng nộp thuế này vì những cá nhân, tổ chức này đều đã phải đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.