Toàn cảnh khu phức hợp 26 tầng của Daewoo E&C tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.
Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), tại các tỉnh phía Nam như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước... là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp da giày lớn, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Tuy nhiên, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thời gian qua đã khiến nhiều doanh nghiệpphải đóng cửa do không thể thực hiện mô hình "3 tại chỗ".
Còn các doanh nghiệp khu vực phía Bắc dù vẫn hoạt động nhưng với công suất chỉ 50% do thiếu nguyên phụ liệu từ các nhà máy phía Nam. Trong khi đó, việc nhập khẩu từ Trung Quốc cũng không thuận lợi do việc di chuyển gặp khó khăn. Do đó, các đối tác đã dần chuyển đơn hàng sang các nước khác.
Ngành dệt may cũng đưa ra dự báo không mấy khả quan. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam đánh giá, với kịch bản khả quan năm nay xuất khẩu mới có thể đạt khoảng 32-33 tỷ USD, trong khi mục tiêu xuất khẩu ban đầu đặt ra năm 2021 là 39-39,5 tỷ USD. Nhưng với tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay, mục tiêu sản xuất và xuất khẩu sẽ rất khó đoán trước.
Tình cảnh khó khăn cũng không bỏ qua đối với ngành chế biến, xuất khẩu gỗ. Nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội gỗ và Tổ chức Forest Trends cũng mới đưa ra nhận định, với kịch bản xấu nhất, kim ngạch xuất khẩu trong các tháng cuối năm 2021 tiếp tục đà giảm, xuất khẩu cả năm sẽ đạt khoảng 12,69 tỷ USD thay vì khoảng 15 tỷ USD như mục tiêu ban đầu.
Có 12 xưởng sản xuất, Công ty TNHH Giày Gia Định chuyên gia công cho nhiều thương hiệu thời trang có tiếng trên thế giới, nhưng đến nay tất cả đều phải dừng sản xuất, 5.000 công nhân nghỉ việc.Theo Tổng giám đốc công ty này, dù đã ký đơn hàng với khách hàng đến hết năm 2021, vật tư sản xuất đã nhập về tháng 8, 9 chuẩn bị cho sản xuất, nếu không sản xuất được thì khách hàng rút đơn hàng chuyển đi nước khác.
Giá thành sản xuất tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt. Các đối tác sẽ chuyển hướng qua thu mua hàng hóa từ các thị trường khác có giá thành thấp hơn. Nếu đã chuyển hướng, việc tìm lại thị trường xuất khẩu là rất khó. Chưa kể doanh nghiệp còn phải đối mặt với hàng loạt các khoản phí gia tăng do sự đổ gãy của chuỗi cung ứng.
Theo lãnh đạo Công ty Datalogic Việt Nam, thiếu hụt linh kiện toàn cầu rất cao và ảnh hưởng đến sản xuất của công ty rất nhiều. Việc giữ thị trường, giữ đối tác đơn hàng còn khó hơn trong bối cảnh hiện nay. Nếu không thực hiện được đơn hàng, việc đối mặt với các biện pháp phạt hợp đồng là nguy cơ hiển hiện với doanh nghiệp.
Còn theo đại diện Công ty Jabil Việt Nam (doanh nghiệp thuộc tập đoàn đa quốc gia Mỹ, chuyên lĩnh vực công nghiệp điện tử, kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD mỗi năm), từ khi chuyển đổi phương án sản xuất và giảm công suất đến 70% vì dịch, công ty không thể giao hàng đúng tiến độ nên rất nhiều đơn hàng của công ty bị đối tác hủy, chuyển sang các nhà máy ở Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ…
Đơn cử như với ngành gỗ, dù hoạt động xuất khẩu 7 tháng đầu năm tăng trưởng tích cực hơn 54% nhưng bước sang tháng 8 cũng không thoát cảnh lo sợ .
Kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp, người lao động trong đại dịch Covid-19 của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, trên 86% doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động do dịch Covid-19 và họ chỉ có thể "cầm cự" thêm từ 1 - 3 tháng vì đã cạn dòng tiền.
Trong số các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, có đến 40% là chỉ còn có thể cầm cự thêm dưới 1 tháng. Cũng cùng khoảng thời gian này, gần 20% số doanh nghiệp đang hoạt động còn tồn tại được.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) cũng đã có văn bản kiến nghị gửi UBND TP. HCM về những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hội viên do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19.
Trong bản kiến nghị, JCCH nêu tình trạng hiện nay nếu không được cải thiện với những giải pháp hiệu quả sẽ dẫn tới tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, hệ lụy kéo theo là một số doanh nghiệp sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam.
Theo JCCH, tính đến thời điểm này rất nhiều thành viên đã bị buộc phải ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp đang duy trì sản xuất theo phương thức “3 tại chỗ” cũng chỉ sản xuất được 10-50% công suất. Đáng chú ý, các nhà sản xuất ô tô tại Nhật Bản đã phải ngừng một phần dây chuyền sản xuất do không đảm bảo được nguồn cung phụ tùng từ Việt Nam.
Tình trạng này còn kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất ô tô của Nhật Bản. Bởi đặc trưng của ngành này là trong 20.000- 30.000 linh kiện cần thiết thì Việt Nam đang là nguồn sản xuất các bộ phận quan trọng, sử dụng nhiều lao động như dây dẫn…
Do đó, khi các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ở Việt Nam bị ngưng sản xuất, kéo theo dây chuyền sản xuất ô tô nguyên chiếc cũng buộc tạm dừng theo; gây tác tác động tiêu cực rất lớn đến các ngành công nghiệp và nên kinh tế của Nhật Bản và các nước khác.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay cả Chỉnh phủ và các địa phương đều chưa thể khẳng định thời điểm nào có thể mở cửa trở lại, do đó khách hàng cũng không còn niềm tin dẫn đến chuyển dịch đơn hàng.
Với trung và dài hạn, đối tác sẽ không còn duy trì các đơn hàng cho thời gian sau dịch. Do đó, nếu doanh nghiệp lại phải tìm kiếm thị trường và khách hàng rõ ràng là thách thức lớn cho những tháng cuối năm và kể cả quý I, quý II năm sau.
(VNF) - Dự án khu phức hợp thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp tại lô đất K8HH1 thuộc khu đô thị Starlake dự kiến sẽ bổ sung lượng nguồn cung lớn cho thị trường Hà Nội trong năm 2025.