Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ông Đặng Hồng Anh, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đưa ra một số kiến nghị của giới doanh nhân trẻ.
Ông Đặng Hồng Anh, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam
Trong đó, đề xuất gói hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Gói hỗ trợ đó có thể lấy từ nguồn vốn đầu tư công được Quốc hội thông qua trong chiến lược 5 năm; một phần từ dự trữ ngoại hối và từ các ngân hàng theo Thông tư 14/2021.
"Đề nghị Chủ tịch nước xem xét có ý kiến với Ngân hàng Nhà nước xem các doanh nghiệp đều khó khăn như nhau và được giãn nợ đồng loạt 6-12 tháng, ít đi kèm với điều kiện, không để xuống nhóm nợ, trừ các ngành vẫn hoạt động tốt trong đại dịch như y tế, thực phẩm, sắt thép… Đề xuất mở đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước tại địa phương hay UBND tỉnh, thành tiếp nhận thông tin doanh nghiệp và hỗ trợ làm việc với ngân hàng để trả lời trong 1 tuần", ông Đặng Hồng Anh nói.
Ông Đặng Hồng Anh cũng đề xuất thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động nhanh chóng và thiết thực hơn để giữ chân người lao động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề nghị Chủ tịch nước có một ngày để tưởng niệm các nạn nhân đã mất trong đại dịch. Đề xuất lãnh đạo TP. HCM ít nhất một lần/tuần, giải quyết các vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp thành phố.
Ảnh: Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP. HCM
Về phía doanh nhân TP.HCM, ông Phạm Phú Trường, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM (YBA) nêu một số kiến nghị với Chủ tịch nước. Nhanh chóng loại bỏ tư duy xin-cho, sợ trách nhiệm khi ra chính sách và thay bằng nguyên tắc luật không cấm thì được quyền làm, đủ an toàn thì sản xuất, không kể ngành nghề. Chính sách chống dịch và phục hồi kinh tế phải nhất quán, hướng đến toàn quốc và toàn cầu, trong đó có nhu cầu lao động, hoạt động liên tỉnh, sử dụng chuyên gia quốc tế, hàng hóa lưu thông, giao thương là những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoạt động.
Ông Trường đề nghị để doanh nhân tham gia đóng góp một cách chính thức, trực tiếp trong các hoạt động xây dựng chiến lược, chính sách khôi phục và phát triển kinh tế cấp địa phương, cấp quốc gia phải là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nhân.
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP. HCM kiến nghị, Việt Nam cần nghiên cứu một chiến lược dài hạn và đồng bộ trong công tác phòng, chống dịch; Chính phủ cũng cần tung các gói kích thích kinh tế để giúp doanh nghiệp phục hồi. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ là vô cùng cần thiết.
Về khía cạnh an sinh, bà Dung lưu ý cần ngăn chặn tình trạng đứt gãy nguồn lực lao động tại khu vực động lực kinh tế trọng điểm phía Nam sau hiện tượng làn sóng người lao động đổ xô về quê. Cần hướng các gói kích thích kinh tế vào việc tạo ra hạ tầng phúc lợi cho chất lượng cuộc sống của người lao động, cũng như tăng cường các chương trình an sinh.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.