'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Gặp ông Huỳnh Uy Dũng vào một buổi sáng đầu năm bận rộn ngay tại văn phòng công ty tại nhà riêng, thấy gương mặt ông bừng sáng, một thứ ánh sáng khác, tự tin và đầy sức sống. Dường như ông đã tìm thấy sự bình an trong tâm hồn sau một quãng đời dài đầy sóng gió.
Trước bàn làm việc của ông là một màn hình lớn “tường thuật trực tiếp” từng giây quy trình xử lý nước thải tại nhà máy Sóng Thần 2. Ngồi ở văn phòng nhưng ông có thể phát hiện và xử lý ngay những bất trắc xảy ra trên toàn hệ thống.
Dày công nghiên cứu quy trình xử lý nước thải thành nước hoàn nguyên và dự định bỏ ra 10.000 tỉ đồng xây dựng 100 nhà máy xử lý nước thải trên cả nước, quyết định có tính sống còn với vận mệnh hàng bao nhiêu dân lành của ông Huỳnh Uy Dũng ở chặng cuối của cuộc đời thực sự là một quyết định dũng cảm, vì không phải nhà công nghiệp nào cũng dám thừa nhận, và dám đầu tư đến nơi đến chốn cho quy trình xử lý chất thải.
Ông Dũng vừa nhận bằng tiến sỹ khoa học của Đại học Apollos
Biệt danh “Dũng Lò vôi” với cuộc đời kinh doanh lẫy lừng đi kèm biết bao thị phi, ông Dũng lại quyết định khởi nghiệp ở tuổi 60 trong lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ là xử lý nước thải.
“Nếu chúng ta không sớm hành động sẽ có lỗi rất lớn với con cháu mai sau”, giọng ông bỗng trở nên ưu tưu khi chia sẻ về quyết định táo bạo ở tuổi xế chiều.
Ai cũng có thể thấy sự đóng góp của các khu công nghiệp trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, giải quyết công ăn việc làm và đem lại sự thịnh hưng cho đất nước. Nhưng song song với sự phát triển các khu công nghiệp là những dòng sông đang ngày đêm kêu cứu vì ô nhiễm hay những vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như từng xảy ra ở Formosa.
“Tôi rất băn khoăn, mình là người khởi xướng làm khu công nghiệp, nên cũng phải có bổn phận, trách nhiệm. Công đâu không thấy, nếu không khéo lại thành có tội”, ông Dũng tâm tư.
Ông Dũng là người đầu tiên khởi xướng làm khu công nghiệp tại Bình Dương gần 30 năm trước và đang sở hữu khối tài sản lớn gồm Khu du lịch Lạc cảnh Ðại Nam Văn Hiến rộng trên 459 ha ở Bình Dương, khu công nghiệp Bình Ðường và khu công nghiệp Sóng Thần 1,2 và 3, một trường đua rộng 22 ha và 18 đền thờ quây quần bên cạnh đền thờ Vua Hùng và bách gia trăm họ.
Hơn ai hết, ông Dũng thấu hiểu một điều rằng nếu mình đi kiếm tiền mà làm cho ai đó rơi nước mắt thì đó là đang tạo nghiệp. Ðồng tiền mình kiếm được phải làm cho mọi người vui. Lòng tốt và sự thánh thiện càng cho lại càng đầy.
Ông bỏ thời gian và tâm sức nghiên cứu thành công quy trình xử lý nước thải thành nước sinh hoạt phục vụ sản xuất bằng phương pháp vi sinh, không sử dụng hóa chất. Ngày 26/1/2019, nhà máy xử lý nước thải đầu tiên đã được khánh thành tại Bình Dương. Cùng ngày, ông được đại học Apollos của Mỹ trao bằng Tiến sĩ Khoa học vì môi trường, vì cộng đồng vì đề tài nghiên cứu này.
Ở tuổi 60, ông Dũng có thể vui vầy với con cháu, đi du lịch… nhưng với ông, đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải như là sứ mệnh.
“Có thể nói, tôi là nhà khoa học bất đắc dĩ. Vì nếu như mọi điều tốt đẹp thì tôi cũng không khổ công nghiên cứu làm gì. Còn hơn cả đi xây chùa, xây bệnh viện, việc làm này không chỉ phòng ngừa bệnh tật, mà còn vì tương lai nhiều thế hệ. Từ một doanh nhân, nếu không làm được điều này tôi sẽ trở thành tội nhân”, ông Dũng khẳng định.
Sau khi nghiên cứu sâu lĩnh vực xử lý nước thải, đến giờ này, ông Dũng có thể khẳng định công nghệ mình nghiên cứu phục vụ được công nghiệp phát triển bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường, mà trả lại môi trường trong xanh như ngày đầu. Trong tương lai, nhà máy xử lý nước thải cũng là nơi sản xuất ra những chế phẩm vi sinh để phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.
Ông cho biết sẽ đầu tư xử lý nước thải khắp cả nước, ở bất cứ địa phương nào yêu cầu.
“Chúng ta cứ cho rằng dệt nhuộm, xi mạ, da giày, sản xuất giấy... là ô nhiễm, thực ra là do không khắc chế được nó thôi. Nếu khắc chế được thì không có "nước" nào là ô nhiễm hết, vì nước vốn bản chất là tốt đẹp, phải trả nó về nguyên trạng ban đầu để nước tiếp tục phục vụ sự sống”, ông Dũng khẳng định.
Những thử thách liên tục trong kinh doanh
Từng là sĩ quan quân đội, do cuộc sống quá kham khổ, ông Dũng chuyển sang làm lò vôi đầu tiên ở Thủ Dầu Một, lúc đó ai cũng nói ông khùng. Tên “Dũng lò vôi” có từ năm 1983, và theo ông suốt từ đó đến nay.
Về Thành Lễ khi công ty này đang trên bờ vực phá sản, vực dậy công ty phát triển, ông lại dời đi lập công ty gia đình Hoàng Gia, là Ðại Nam bây giờ. Năm 1997, ông chính là người đầu tiên trong cả nước làm khu công nghiệp Bình Đường.
Nhưng rồi ông sớm ngộ ra rằng tiền bạc chỉ là phương tiện duy trì sự sống, không phải điều mình đi tìm.
“Cái tôi đi tìm sâu xa hơn, màu nhiệm hơn, trên nền tảng thánh thiện mới tìm được nó. Mỗi bước ngoặt cuộc đời ai cũng nói tôi khùng! Nhưng tôi mơ đến một ngày nào đó đất nước này sẽ lấy chỉ số hạnh phúc để đo chỉ số quốc gia, chứ không phải GDP. Nhìn những gia đình nông dân khi chưa được đền bù đất đai sống với nhau rất hạnh phúc, mặc chung cái quần cái áo. Nhưng khi có tiền rồi hạnh phúc mất đi, tôi rất đau lòng. Bao nhiêu năm làm kinh doanh, tôi hiểu chết có mang theo gì đâu, nên biết dừng lại sớm, không chiếm hữu. Dâng hiến hết cho xã hội, tôi chuẩn bị kể cả khi nhắm mắt sẽ đem tro rải xuống biển, không mang theo cái gì”, ông tâm sự.
Nổi tiếng trong giới kinh doanh bởi những quyết định… không giống ai, nhưng ông cũng dính phải những tranh chấp liên miên và những tai tiếng thị phi. Sau những ồn ào kiện thưa về thuế, về đất đai khiến ông buồn chán, có lúc tưởng chừng phải đóng cửa Ðại Nam…Từng là doanh nghiệp “con cưng” của Bình Dương suốt một thời gian dài, sau đó lại bị chính quyền làm khó, rồi lại được giải oan, ông lại cho rằng những uẩn khúc của cuộc đời chính là may mắn, và cảm ơn nghịch cảnh.
“Nếu không có cú sốc đó tôi đâu biết dừng lại, tiếp tục vay nợ đầu tư thì giờ này mang nợ rồi. Những oan trái của mình là tội lỗi nhiều đời, tạo oan trái cho người khác, mình cứ trả đi. Cái gì may mắn đến với mình thôi là phúc đức kiếp trước, tôi không giận hờn ai, mà cảm ơn người làm mình không vui, chính họ giúp mình sửa đổi. Khi đã ngộ ra mình là học trò của Phật, phải hiểu tất cả mọi người sinh ra trên đời đều có số mạng, là luật nhân quả, cái gì không may mắn cũng là quả tội lỗi của kiếp trước, khi được trả nhẹ đi phải mừng, nếu ăn miếng trả miếng sẽ ôm mãi nghiệp chướng đó.”
Ít ai biết ông là tác giả của hơn 20 đầu sách đã xuất bản, phần lớn là sách về lịch sử, tâm linh, luân hồi chuyển kiếp…Nhiều người ngạc nhiên về sức nghĩ, sức viết của ông.
Cũng nhờ khoảng thời gian buồn chán bỏ đi chơi hơn tám năm mà ông có thời gian cho viết lách. “Trước đây, mỗi lần đi chơi, không làm gì, tôi cảm thấy giống như có tội với đất nước, nhưng nhờ những nghịch cảnh xảy ra nên mới đi chơi được, và có thời gian viết sách. Tôi viết cả quốc sử cho đất nước bằng thơ. Thường người ta viết chiều dài lịch sử, ít ai viết chiều ngang, luận về đúng sai của một nhân vật, một triều đại, để con cháu học được bài học của đời trước. Viết với tôi thật sự là duyên phận. Hơn 20 cuốn sách về lịch sử, tâm linh tôi viết chưa có nhà xuất bản nào sửa một chữ. Tôi kém may mắn trong con đường học hành, sinh ra ở miền Trung, 18 tuổi đi bộ đội, chưa học qua trung học, mọi sự biết của tôi đều nhờ suy ngẫm, sửa đổi, thực hành bản thân”.
Phát tâm làm đền thờ, làm từ thiện cho bá tánh ông đều không cho phép mình vay mượn ai, cũng không được phép quyên góp của bá tánh. Có nhiều cho nhiều, có ít cho ít, nên ông không bị áp lực về tài chính.
“Tôi làm tổ yến, thu nhập đủ chăm sóc đền, mỗi năm khoảng 600 kg đến 700 kg, 10 năm sau khoảng 5 tấn yến, đâu phải quyên góp ai. Toàn bộ doanh thu của trường đua cũng không dùng cho bản thân, mà để phục vụ cho nơi thờ tự và dành hết cho quỹ từ thiện Hằng Hữu, để mổ tim cho các cháu”.
Người vợ “vĩ đại”!
Công ty cổ phần xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh được kết hợp tên bà Nguyễn Phương Hằng - vợ ông Dũng với họ của ông Dũng và con của ông Dũng và bà Hằng. Chọn ngày sinh nhật của mình và vợ cho lễ ra mắt nhà máy xử lý nước thải đầu tiên, ông Dũng tâm sự: “Như một định mệnh, chúng tôi có cùng ngày sinh nhật. Dành ngày vui riêng cho niềm vui chung, tôi coi nhà máy này là đứa con đầu lòng thánh thiện, đi tới đâu đem lại niềm vui cho mọi người tới đó”.
Ông Dũng với vợ và con trai
Nói về vợ mình, ông Dũng dùng chữ “Vĩ đại”. Trong mắt ông, “Vĩ đại” không đơn giản chỉ vì vợ giúp ông làm được những việc lớn lao hơn cả sức vóc của mình, mà “đó là người biết chịu đựng những điều tưởng chừng như không chịu đựng được, và biết tha thứ cả những điều tưởng chừng không thể thứ tha”.
Ông Dũng kể, chính vợ ông là người đề xuất hình thành tài sản bằng quỹ từ thiện Hằng Hữu, theo đó tất cả lợi nhuận của khu du lịch Ðại Nam sẽ dành cho từ thiện và người hưởng lợi là trẻ em bị tim bẩm sinh.
“Vợ tôi không chỉ là người động viên, mà còn luôn phản biện tôi để tìm ra chân lý sống. Cô ấy là người rất quyết liệt cùng tôi hướng đến sự thánh thiện, nhờ đồng vợ đồng chồng nên trong trái tim vợ chồng tôi đã xuất hiện điều kỳ diệu, một con đường sáng hiện ra trước mắt, như một sự khai mở thiêng liêng mỗi khi không có lối thoát”, ông Dũng chia sẻ về người vợ thứ hai đang gắn bó với mình.
Là vợ chồng, nhưng bà Hằng lại ví ông Dũng như “đối thủ” lớn nhất của chính mình. Thừa nhận mình không phải là tuýp người phụ nữ ngoan hiền, dám sống thật, dám nói thật, không nịnh bợ ai hết, kể cả chồng mình, bà Hằng chia sẻ: “Những gì không đúng là mình cãi luôn. Dù là vợ, nhưng tôi luôn là người “phản đòn” anh Dũng. Trong công việc tôi và anh tranh luận sòng phẳng lắm, vì tôi muốn chồng mình hoàn hảo”.
“Trước khi đến với anh Dũng, tôi là người hiểu biết ít ỏi. Về sống với anh, tôi học được anh rất nhiều. Anh tôi luyện cho tôi trưởng thành, rồi chính tôi lại quay ngược lại phản biện anh. Ðời sống vợ chồng tôi nhờ thế mà thú vị lắm, vừa là vợ chồng, vừa là tri kỷ, vừa là đối tác”.
Chia sẻ về quãng thời gian đầy thị phi với chồng, bà Hằng tâm sự: “Tôi là người “oằn mình” cho anh đi qua, trao cho anh năng lượng yêu thương nhất, tốt đẹp nhất, vững vàng nhất để anh đi tới. Tôi cũng đã từng rơi nước mắt vì những dư luận, thị phi tàn nhẫn, không đúng về tôi, nhưng điều đó không làm tôi gục ngã, mà khiến tôi bùng nổ cảm xúc, biến đau thương thành yêu thương.
Tôi nghĩ cuộc đời quá ngắn ngủi, không đủ thời gian để yêu thương, nên chẳng nuôi giữ hận thù. Rút cục, mình vẫn là phụ nữ mà. Nhiều khi hai vợ chồng giận nhau vì không ai chịu thua ai hết, để một người phải tâm phục khẩu phục một người là cả hành trình, phải tranh luận với nhau tới cùng để đi đến cái đúng nhất”.
“Mọi người hãy chung tay, hòa nhập với thế giới nhưng trên nền tảng một dân tộc biết tự cường, giữ cái gì đó của riêng chúng ta. Ðừng để đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Hãy để lại gì đó có Văn, có Hóa, có Trí, có Tuệ. Hãy để lại một di sản cho thế hệ mai sau, chứ không để mầm bệnh, không để nợ nần. Lấy tâm thế từ gia đình để đặt chung cho cộng đồng, điều gì chúng ta không làm được thì hãy tạo môi trường để khơi dậy tinh thần cộng đồng. Hòa nhập để đem lại lợi ích chứ không phải để đem lại nợ nần nhiều hơn”. - Ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.