Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vừa ký Quyết định số 2862/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu nhà ở Đại Nam.
Theo đó, dự án toạ lạc tại phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, với diện tích đất hơn 100ha. Trong đó, diện tích đất ở là 763.194,6m2; đất công trình công cộng là 19.566,8m2; đất trồng cây xanh 40.405,6m2 và đất giao thông là 235.027,2m2.
Ranh giới sử dụng đất, phía Bắc giáp đường Tạo Lực 4 và khu công nghiệp Kim Huy (phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương); phía Nam giáp đường N2 và khu công nghiệp Đại Đăng (phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một); phía Đông giáp khu công nghiệp Sóng Thần 3 (phường Hiệp An, TP. TDM); phía Tây giáp đường Tạo Lực 1, khu tái định cư Phú Mỹ và khu dân cư Phú Tân.
Dự kiến, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 20.000 người với hơn 3.300 căn hộ.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.312 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu thực hiện dự án là 989,8 tỷ đồng; nguồn vốn từ doanh thu ứng trước là 1.322,9 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện dự án bắt đầu từ ngày ký quyết định chủ trương đầu tư (12/10/2018) đến năm 2030. Trong đó, thời gian dự kiến hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật là từ năm 2018 đến năm 2021.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu nhà ở Đại Nam do Công ty cổ phần Đại Nam làm chủ đầu tư. Dự án có mục tiêu xây dựng nhà để ở với diện tích sử dụng hơn 105,8ha. Khu đất trên trước đây là phần diện tích của Khu công nghiệp Sóng Thần 3 nhưng nay đã được điều chỉnh giảm.
Tuy nhiên, phúc đáp công văn ngày 6/4/2018 của Bộ Xây dựng về đề nghị này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng nhu cầu sử dụng đất của dự án không có trong danh mục thuộc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 của tỉnh Bình Dương đã được Chính phủ xét duyệt. Cũng theo cơ quan này, dự án chưa được làm rõ sự phù hợp với phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của địa phương.
“Dự án chỉ được thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc sử dụng đất để thực hiện dự án phải tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai”, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để xem xét đầu tư dự án Khu nhà ở Đại Nam cần đánh giá cụ thể khả năng đảm bảo cấp nước của Nhà máy nước Tân Hiệp cho dự án và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của dự án vào trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Trong trường hợp dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, theo Bộ này, đây là dự án có quy mô nằm trong nhóm phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, cơ quan này cho biết, chủ dự án phải thực hiện lập và gửi hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường để được thẩm định, phê duyệt.
Công ty Cổ phần Đại Nam được biết đến là chủ đầu tư của dự án khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Công ty do ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng "Lò Vôi") làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến toạ lạc tại phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Ông Huỳnh Uy Dũng (còn gọi là Dũng “Lò Vôi”), sinh năm 1961, quê ở Bình Định. Ông Dũng từng có thời gian nhập ngũ và phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5 và Quân khu 7.
Ông Dũng cũng từng là đại biểu Quốc hội và là Chủ tịch Hiệp hội đầu tư tỉnh Bình Dương.
Ông bắt đầu khởi nghiệp với nghề làm lò vôi. Công việc làm ăn phát đạt đã cho ông biệt danh Dũng "Lò Vôi", đồng thời đặt những viên gạch đầu tiên cho con đường kinh doanh của vị đại gia này.
Thời gian sau đó, ông Dũng đã bán xí nghiệp lò vôi và chuyển qua làm sơn mài với chức Giám đốc Công ty sơn mài Thanh Lễ (tỉnh Sông Bé - nay là tỉnh Bình Dương), sau đổi tên thành Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - Thalexim.
Năm 1992, Thalexim trở thành đơn vị đầu tiên trên cả nước được phép thí điểm thành lập khu công nghiệp Bình Đường với diện tích 16,5ha (huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Năm 1995, Thalexim tiếp tục triển khai khu công nghiệp Sóng Thần 1 với diện tích 178ha.
Năm 1996, ông nghỉ việc nhà nước lập Công ty Cổ phần Sóng Thần, chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 2, với diện tích 279ha. Năm 2005, ông mở tiếp khu công nghiệp Sóng Thần 3 với diện tích 533ha.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.