Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trả lời phỏng vấn Zing.vn, doanh nhân này cho rằng "ngay bây giờ và thời gian tới đây, thương hiệu Khaisilk sẽ bị khủng hoảng, và có thể phải khó khăn trong một thời gian".
Theo doanh nhân Hoàng Khải, Khaisilk hiện đã phát triển thành tập đoàn đa ngành với nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước kia lụa là sản phẩm cốt lõi làm nên thương hiệu của riêng ông và tập đoàn tuy nhiên sau khi mở rộng phát triển sang các lĩnh vực khác như bất động sản, ẩm thực, du lịch… mảng lụa tơ tằm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu của tập đoàn và ông đã không chú tâm đầu tư phát triển.
Việc mở rộng nhanh sang nhiều lĩnh vực cũng như tầm hoạt động khắp Bắc - Trung - Nam cũng khiến ông chủ thương hiệu này lúng túng trong khâu quản lý, đặc biệt là mảng kinh doanh lụa tơ tằm không còn được như ban đầu, thậm chí lơ là, thiếu kiểm tra, giám sát.
"Khi mở rộng ra nhiều lĩnh vực và vùng miền, khả năng quản lý doanh nghiệp của tôi còn hạn chế. Tôi đã không bao quát được tất cả các lĩnh vực và gần như không để ý nhiều đến mảng kinh doanh lụa nữa. Và sai lầm tôi đang phải chịu. Tôi không trốn tránh gì trách nhiệm mà đang đối diện với những sai lầm của mình. Tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch tập đoàn", ông Hoàng Khải chia sẻ.
Ông Hoàng Khải cho biết đã nhập lụa từ Trung Quốc từ lâu. Nguyên nhân là từ những năm 90, khi ngành sản xuất tơ lựa của Việt Nam suy thoái. Doanh nghiệp không thể tìm đủ nguồn hàng phù hợp với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng ở các làng nghề trong nước nên ông đã quyết định sang Trung Quốc tìm nguồn hàng nhập về.
"Cái sai của tôi là khi thấy các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì cũng nghĩ mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa", ông Khải chia sẻ.
Cũng theo doanh nhân Hoàng Khải, lẽ ra tại cửa hàng phải có sản phẩm "Khaisilk made in Việt Nam" và "Khaisilk made in Trung Quốc", chứ không thể 'đánh lận con đen". Ông cho biết mình đã không làm được điều đó và sao nhãng quản lý, sai lầm trong cách định vị sản phẩm và xuất xứ hàng hóa không rõ ràng đã dẫn đến hậu quả này.
Về hướng giải quyết sự việc, ông Hoàng Khải cho biết sẽ thu hồi các sản phẩm đã bán ra thị trường có xuất xứ Trung Quốc nếu khách hàng có mong muốn đổi trả. Thương hiệu này sẽ bồi thường cho tất cả khách hàng một cách nghiêm túc. "Tôi cũng muốn những khách hàng nào đã mua sản phẩm của tôi gặp phải trường hợp tương tự thì nếu không vừa ý hãy mang đến cửa hàng, chúng tôi sẽ thu hồi lại, bồi thường cho khách", ông nói.
"Những lùm xùm vừa qua làm tổn hại rất lớn đến thương hiệu, uy tín tôi đã gây dựng bao nhiêu năm qua. Tổn hại về thương hiệu, uy tín lớn hơn nhiều tiền bạc. Tôi không bao giờ muốn khách hàng nghĩ là chúng tôi đánh lừa họ", ông Hoàng Khải chia sẻ.
Trước đó, một doanh nghiệp ở Hà Nội cho biết đã mua sản phẩm của Khaisilk tại cửa hàng trên phố Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm) để làm quà tặng cho đối tác. Số khăn tay lụa tơ tằm Việt Nam thương hiệu Khaisilk (kích thước 50 x 50 cm), với đơn giá 644.000 đồng/chiếc.
Khách sau khi nhận hàng thì phát hiện một chiếc khăn trong lô hàng 60 chiếc này có gắn 2 nhãn mác khác nhau: một nhãn với nội dung "Khaisilk made in Vietnam" còn một nhãn nữa với nội dung "made in China". Khách hàng cũng cho biết khi kiểm tra 59 chiếc khăn còn lại, phát hiệu dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với dòng chữ "made in China".
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.