Doanh nhân ngân hàng thời khủng hoảng

Minh Tâm - 13/10/2020 09:02 (GMT+7)

(VNF) - 2020 là một năm đầy khó khăn và ngân hàng là một ngành có vai trò đặc biệt. Các doanh nhân ngân hàng một mặt phải chèo lái “con thuyền” của họ vượt sóng dữ, đảm bảo an toàn cho chính con thuyền và các thủy thủ trên thuyền, mặt khác lại phải hỗ trợ những “con thuyền” khác vượt qua khó khăn.

VNF
Không có làn sóng sa thải nhân viên ngân hàng trong mùa dịch là nỗ lực lớn của giới doanh nhân ngân hàng

Cuộc khủng hoảng cách đây khoảng 10 năm đã làm lộ diện nhiều ngân hàng yếu kém. Cho đến tận bây giờ, ngành ngân hàng vẫn “nặng gánh” khi không ít ngân hàng yếu kém vẫn “thoi thóp” chờ giải cứu, số khác thì loay hoay tìm cách đứng lên dù “lưng đã còng, chân đã mỏi” vì nợ xấu. Cổ đông, cán bộ nhân viên… của các ngân hàng này cũng chịu tác động nặng nề.

Trong khi nhiều doanh nhân dính vào cảnh tù tội bởi sai phạm tại các ngân hàng yếu kém thì một số ít doanh nhân khác lại dấn thân giải quyết “mớ hỗn độn” này. Trong đó tiêu biểu phải kể đến ông Dương Công Minh (tái cơ cấu Sacombank), ông Đỗ Minh Phú (tái cơ cấu TienPhongBank) và ông Đỗ Quang Hiển (tái cơ cấu Habubank).

Tất nhiên, trong nguy có cơ, có tiềm năng thu về lợi ích thì họ mới làm nhưng những doanh nhân này xứng đáng nhận được sự tôn vinh từ xã hội, bởi những đóng góp trong việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đảm bảo việc làm cho người lao động và lợi ích của cổ đông.

Nhìn lại, thời kỳ đầu là rất khó khăn. Sau khi sáp nhập Habubank hồi tháng 8/2012, ngay lập tức SHB của ông Đỗ Quang Hiển đã ghi nhận mức lỗ lên tới 1.700 tỷ đồng trong quý III/2012. Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt từ 2,2% lên 13,2%. Đó là chưa kể đến các khoản nợ xấu tiềm ẩn và áp lực thoái lãi dự thu.

Chỉ một vài năm gần đây, lợi nhuận của SHB mới phục hồi lại được mức tương xứng với quy mô ngân hàng. Đối với nợ xấu, dự báo có thể giải quyết dứt điểm trong năm nay hoặc năm sau. Như vậy, cũng phải cần đến 8 – 10 năm để ngân hàng thẩm thấu “nỗi đau” sau sáp nhập, giải quyết nó và hưởng thành quả.

Hành trình không dễ dàng này vẫn đang tiếp diễn ở Sacombank.

Chính thức nắm quyền tại Sacombank từ tháng 6/2017, ông Dương Công Minh đặt ra 4 nhiệm vụ chính để tái cơ cấu thành công. Một là phải xây dựng lại mô hình tổ chức quản lý, tái sắp xếp lại toàn bộ nhân sự của Sacombank. Hai là phải xây dựng lại toàn bộ quy chế, quy trình nghiệp vụ của Sacombank phù hợp với giai đoạn tái cơ cấu và nâng tầm quản trị điều hành.

Ba là phát triển kinh doanh, cải thiện năng suất lao động. Bốn là tích cực xử lý nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% sau 5 năm.

Sau gần 3 năm, nội lực và vị thế của Sacombank được cải thiện khá rõ rệt, nhưng mục tiêu quan trọng là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% sau 5 năm đang chịu nhiều thách thức.

Tính đến hết ngày 30/6/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Sacombank là 2,15%. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ xấu chưa xử lý tại VAMC thì tỷ lệ nợ xấu lên đến trên 10%. Áp lực thoái lãi dự thu cũng không phải nhỏ.

So với ông Đỗ Quang Hiển và ông Dương Công Minh, ông Đỗ Minh Phú có vẻ “mát tay” hơn khi TPBank phục hồi khá nhanh chóng.

Dữ liệu tính đến ngày 29/2/2012 cho thấy TienPhongBank (tên cũ của TPBank) rơi vào tình trạng mất thanh khoản trầm trọng, giá trị lỗ lũy kế lên tới 1.360 tỷ đồng, âm gần một nửa vào vốn chủ sở hữu. Nợ xấu tại thời điểm đó là 6%, có nguy cơ mất vốn điều lệ... và buộc phải tái cơ cấu.

Tuy nhiên, kết thúc năm 2012, TPBank đã có lãi 116 tỷ đồng. Giai đoạn 2013 – 2019, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân của ngân hàng này lên đến 75%/năm. Năm 2019, con số lợi nhuận mà TPBank đạt được đã lên đến gần 3.900 tỷ và có thể vượt mốc 4.000 tỷ trong năm 2020 bất chấp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Nhìn lại để thấy, hành trình “cứu nguy” là rất gian nan và vai trò của các doanh nhân ngân hàng này không khác gì những “người hùng”.

2020 là một năm đầy khó khăn và ngân hàng là một ngành có vai trò đặc biệt. Các doanh nhân ngân hàng một mặt phải chèo lái “con thuyền” của họ vượt sóng dữ, đảm bảo an toàn cho chính con thuyền và các thủy thủ trên thuyền, mặt khác lại phải hỗ trợ những “con thuyền” khác vượt qua khó khăn.

Số liệu cho thấy tính đến ngày 14/9/2020, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; đặc biệt, các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng.

Dữ liệu cũng cho thấy không có làn sóng sa thải nhân viên ngân hàng trong mùa dịch.

Những kết quả trên là xứng đáng được ghi nhận và các doanh nhân ngân hàng – những người đã và đang góp phần chèo chống nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn này - xứng đáng được tôn vinh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhiều DN kinh doanh vàng lớn ở Hà Nội bị kiểm tra

Nhiều DN kinh doanh vàng lớn ở Hà Nội bị kiểm tra

(VNF) - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề chấp hành pháp luật trong kinh doanh vàng trên địa bàn thành phố năm 2024.

Yêu cầu báo cáo số lượng dự án nguồn điện chậm tiến độ

Yêu cầu báo cáo số lượng dự án nguồn điện chậm tiến độ

(VNF) - Đó là yêu cầu được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đưa ra tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng ngày 23/8.

Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam lãnh án 25 và 19 năm tù

Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam lãnh án 25 và 19 năm tù

(VNF) - Chiều 23/8, Tòa án Nhân dân TP. HCM tuyên án đối với 254 bị cáo trong vụ sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm tại TP. HCM và các địa phương khác.

Vừa mở kênh Youtube đã nhận ‘nút kim cương’, Ronaldo kiếm bộn tiền nhờ lượt xem khủng

Vừa mở kênh Youtube đã nhận ‘nút kim cương’, Ronaldo kiếm bộn tiền nhờ lượt xem khủng

(VNF) - Ngôi sao bóng đá quốc tế Cristiano Ronaldo vừa ẵm về nút kim cương từ Youtube chỉ sau chưa đầy 1 ngày mở kênh, tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử.

Trung tâm mới của thành phố biển Nha Trang có gì?

Trung tâm mới của thành phố biển Nha Trang có gì?

(VNF) - Tại Libera Nha Trang, du khách có thể tận hưởng khoảng thời gian vui chơi, trải nghiệm suốt 24 giờ.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hút về 1,7 tỷ USD vốn FDI, về đích trước 5 tháng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hút về 1,7 tỷ USD vốn FDI, về đích trước 5 tháng

(VNF) - Tính đến hết tháng 7/2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút được hơn 1,7 tỷ USD vốn FDI, hơn 27.000 tỷ đồng vốn trong nước, vượt kế hoạch cả năm

Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự vào ngày 26/8

Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự vào ngày 26/8

(VNF) - Ngày 26/8, Quốc hội khóa XV, sẽ họp kỳ họp bất thường lần thứ 8 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

CYCLIC CAREER: Trò chơi tài chính số hóa giúp nâng cao trải nghiệm hoạch định, quản lý TCCN

CYCLIC CAREER: Trò chơi tài chính số hóa giúp nâng cao trải nghiệm hoạch định, quản lý TCCN

(VNF) - Trong tháng 8/2024, Hội nghị Quốc tế thường niên GAMA DAY 2024 của GAMA GLOBAL đã diễn ra tại các Chapter khu vực Đông Nam Á là nơi hội tụ những lãnh đạo, chuyên gia tài chính của các công ty tài chính bảo hiểm hàng đầu khu vực và thế giới.

Liên tục đổi mới công nghệ, áp lực cho dịch vụ làm đẹp

Liên tục đổi mới công nghệ, áp lực cho dịch vụ làm đẹp

(VNF) - Ngành làm đẹp đang gặp nhiều thách thức về xu hướng làm đẹp mới. Theo đó, các DN phải không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ.

PV GAS 12 năm liên tiếp nằm trong ‘Top 50 công ty niêm yết tốt nhất’

PV GAS 12 năm liên tiếp nằm trong ‘Top 50 công ty niêm yết tốt nhất’

(VNF) - Tại lễ vinh danh “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024”, lần thứ 12 Forbes Việt Nam trao chứng nhận cho các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là một trong số ít doanh nghiệp 12 năm liên tiếp nhận được danh hiệu uy tín này.

Tiến độ cao tốc Hòa Liên – Túy Loan đầu tư 2.000 tỷ sau 1 năm thi công

Tiến độ cao tốc Hòa Liên – Túy Loan đầu tư 2.000 tỷ sau 1 năm thi công

(VNF) - Dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan có chiều dài 11,5km, đi qua 3 xã của huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng), với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Đến nay, tuyến đường đã thi công nhiều km nhưng không được liền mạch do vướng mắc giải phóng mặt bằng.