'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 13/10 được chọn làm Ngày Doanh nhân Việt Nam từ một bức thư Hồ Chủ tịch viết gửi giới Công Thương Việt Nam cách đây 76 năm (13/10/1945) và cách đây 17 năm (2004) Thủ tướng Phan Văn Khải ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về việc lấy ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam. Tôi, cũng như nhiều Doanh nhân Việt Nam khác, đã đón ngày này năm ngoái rồi tới năm nay với nhiều cảm xúc và suy tư thật đặc biệt.
Tiến trình kinh tế - thương mại của loài người gắn liền với hành trình của những thương nhân trên con đường tơ lụa (một trong những con đường thông thương quan trọng nhất của nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử loài người) tới những chuyến hải hành kết nối các lục địa trước khi những quốc gia, vùng lãnh thổ thành hình.
Thời xưa, văn hóa Á Đông xếp người làm thương nghiệp ở hạng cuối cùng trong 4 giai tầng xã hội (sĩ nông công thương), còn thời nay, sĩ nông công thương đều có vai trò quan trọng như nhau, phục vụ cho sự phát triển kinh tế chung của loài người.
Tuy nhiên, ko thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của thương mại, thương nhân, doanh nhân trong việc kết nối các “sĩ, nông, công” hay nói theo văn phong thời nay là kết nối 3 nhà, 6 nhà và “nhà doanh nghiệp/ doanh nhân” chính là những nhà đóng vai trò quan trọng nhất giúp thúc đẩy các “nhà” còn lại, thúc đẩy nền kinh tế có sự kết nối liền mạch để từ đó phát triển vững chắc. Các doanh nhân/ doanh nghiệp vững mạnh chính là vũ khí tạo nên sức bền của quốc gia, tuy ko phải súng gươm nhưng có uy lực hơn bất cứ thứ vũ khí nào.
Ngày Doanh nhân năm nay, cơn bão Covid đang dần đi qua nhưng nó để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Những người làm kinh doanh trong 2 năm qua có thể xem như những người can đảm nhất, dũng cảm nhất. Họ không những phải thực hiện công việc thường lệ của họ là sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà còn đảm nhận thêm vai trò của những công dân có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thông qua việc bảo vệ lực lượng sản xuất của họ, bảo vệ chuỗi cung ứng của họ sao cho ít tổn thất nhất, từ đó mới góp được nguồn lực để đồng lòng cùng Chính phủ kháng chiến chống dịch.
Chính phủ có mục tiêu kép “chống dịch song song với phát triển kinh tế” thì trong công tác “chống dịch”, việc “bảo vệ lực lượng sản xuất” nên là cốt lõi quan trọng nhất của công tác chống dịch. Có như vậy thì mới phát triển được kinh tế sau đại dịch. Có như vậy thì “doanh nhân, doanh nghiệp, người lao động” – những thành tố quan trọng của “lực lượng sản xuất” mới yên tâm chung tay, đồng lòng cùng Chính phủ và chính quyền đoàn kết chống lại kẻ thù vô hình mà thiệt hại thì rất hữu hình, là Covid.
Chúng ta đã xác định sống chung lâu dài một cách an toàn với Covid và ko thể có một nền kinh tế “Zero Covid” trong một sớm một chiều. Với tâm thế như vậy, đâu sẽ là lực lượng tái thiết lại 1 nền kinh tế như cơ thể với nhiều vết thương chưa lành, những chuỗi cung ứng vừa bị đứt gãy như người ốm chưa phục hồi hoàn toàn? Tôi xin đề cao vai trò của doanh nhân trên tuyến đầu của mặt trận này.
Trong đại dịch, những y bác sĩ, quân đội, công an là lực lượng tiên phong trong công cuộc bảo vệ người dân thì cuối đại dịch, ngọn đuốc ấy sẽ được trao lại cho những doanh nhân, những người làm kinh tế.
Trong đại dịch, chúng ta chấp nhận gián đoạn chuỗi cung ứng, tạm dừng hoạt động thương mại dịch vụ cả nội địa và quốc tế khiến không ít những đối tác bạn hàng gặp nhiều trở ngại thì ngay khi tình hình tạm ổn định, chính lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp sẽ tái kết nối những mối quan hệ này, giống như các y bác sĩ nối lại mạch máu của những vết thương vậy.
Nhờ những mối quan hệ thương mại, quan hệ chính trị, quan hệ văn hóa cũng được củng cố và kéo theo sự phát triển tất yếu của quốc gia, xã hội, tương tự như con đường tơ lụa năm xưa, ban đầu là để trao đổi tơ lụa, sau đó là để trao đổi bất kỳ vật phẩm quý giá nào và ko chỉ là sự kết nối thương mại, con đường tơ lụa sau đó cũng hoàn thành vai trò kết nối chính trị giao lưu văn hóa giữa những vùng lãnh thổ mà nó đi qua.
Trong kinh tế học có nhắc tới 2 đơn vị là Lượng và Giá, trong đó Giá được đại diện bằng chữ P của từ Price. Tuy nhiên, trong bối cảnh hậu đại dịch, yếu tố thúc đẩy phục hồi kinh tế không phải chỉ là yếu tố giá. Ý tưởng thay đổi giá bán sản phẩm dịch vụ, mà thông thường là giảm sâu, sẽ kích cầu và khiến con người tiêu dùng nhiều hơn mà nhiều doanh nghiệp vội vàng áp dụng không phải là một tư duy bền vững.
Trái lại, chữ P của nền kinh tế hậu đại dịch là chữ People, có nghĩa là con người. Các công ty trong bối cảnh hậu đại dịch cần chú trọng trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội hơn bao giờ hết, bởi sau 1 cơn bão nhiều tổn thương, những gì chân thành, tử tế, nhân văn mới là yếu tố khiến người tiêu dùng - vốn cũng rất kiệt quệ - đưa ra quyết định mua sắm.
Để kết lại, tôi luôn tin rằng, mỗi cá nhân, mỗi ngành nghề đều có cách cống hiến cho xã hội. Ko có nghề cao quý, chỉ có người cao quý. Người cao quý thì dù làm nghề gì, trong đó có nghề “doanh nhân” cũng đều cố gắng giữ gìn phẩm giá cao quý của mình.
Hôm nay, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, tôi xin chúc những người đồng nghiệp của mình thật nhiều sức khỏe bởi những ngày tháng hậu đại dịch sắp tới, chính các bạn sẽ là lực lượng chủ chốt thực hiện vai trò kinh bang tế thế - phát triển đất nước, giúp ích cho xã hội - vốn là nghĩa gốc của chữ kinh - tế mà ra.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.