Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Với việc khánh thành nhà máy Thaco Mazda vào tháng 3/2018, doanh nhân Trần Bá Dương đã ghi tên mình vào danh sách những nhà sản xuất, lắp ráp ô tô hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Ít người biết, “duyên nghiệp” ô tô của doanh nhân này đã bén rễ từ một xưởng sửa chữa ô tô nhỏ từ gần 40 năm trước với sáng kiến “chuyển đổi xe tay lái nghịch”.
Như phần đông những doanh nhân cùng thế hệ, Trần Bá Dương đã chứng kiến những năm tháng cực kỳ khó khăn của đất nước những năm sau Giải phóng. Chàng trai quê Trảng Bom, vốn sớm mất cha và từng suýt mất mạng khi cố gắng “cứu” một bao thóc cho gia đình, thấy rằng chỉ có con đường học hành mới có thể giúp mình vươn lên.
Bằng nỗ lực của mình, Trần Bá Dương đã đậu vào Đại học Bách khoa TP.HCM, một trường Đại học danh tiếng khi đó.
Năm 1983, giữa lúc nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn, Trần Bá Dương ra trường và xin được vào làm ở một nhà máy đại tu ô tô, chuyên trách công việc sửa chữa xe. Anh trăn trở nhiều đêm và nhận ra rằng anh thiếu kinh nghiệm nhưng anh có kiến thức, cần phát huy thế mạnh của mình.
Ngoài giờ làm, anh tìm đến các người thợ lành nghề để học những kinh nghiêm. Khi đã vững vàng về thực tế, anh nghiên cứu những chi tiết sửa chữa theo phương pháp khoa học, qua đó giúp cho người thợ đỡ nhọc nhằn hơn, nên anh đã thuyết phục được họ tin vào tấm bằng kỹ sư của mình.
Năm 1985, sau hai năm ra trường Trần Bá Dương được giao hẳn cho một tổ sửa chữa lưu động, tự chạy việc làm. Tiếp đó, khi phong trào xe tay lái nghịch ở nước ngoài ồ ạt nhập về, biết trước loại xe này không phù hợp với đường Việt Nam và thế nào cũng phải chuyển đổi, anh mua hẳn một chiếc xe về để nghiên cứu và cuối cùng đã chuyển đổi thành công nhờ chính kiến thức đã học. Đề tài chuyển đổi xe tay lái nghịch đã được Bộ Giao thông cho phép thực hiện và Trần Bá Dương đã trở nên nối tiếng trong giới sửa chữa xe ô tô thời đó.
Vì yêu nghề và yêu ô tô, giấc mơ xây dựng nhà máy ô tô đã được Trần Bá Dương nuôi dưỡng kể từ khi đó. Cho đến năm 1997, anh đã dồn tất cả nguồn lực của gia đình, bà con nội ngoại để lập công ty. Đó là cái mốc thời gian quan trọng cho Công ty ô tô Trường Hải hôm nay và cũng là cái mốc quan trọng của Trần Bá Dương trong hành trình thực hiện ước mơ của mình.
Đến cuối năm 2003, Trần Bá Dương đã quyết định lựa chọn Chu Lai – Quảng Nam để cho ra đời Khu liên hợp Sản xuất ô tô Chu Lai – Trường Hải. Giờ đây, ước mơ năm nào của Trần Bá Dương đã thành hiện thực.
Ngày 25/3/2018 vừa qua, tại Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải thuộc Khu Kinh tế mở Chu Lai, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á. Đến thời điểm này, Thaco Mazda chính là minh chứng cho khát vọng xây dựng tổ hợp ô tô của Việt Nam đã được doanh nhân Trần Bá Dương ấp ủ từ gần 40 năm trước.
Sau nhiều năm phát triển và tích lũy, chuẩn bị đủ các nguồn lực, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Nam ngày 26/3/2017, Thaco và UBND tỉnh Quảng Nam đã ký “Thỏa thuận đầu tư cho chu kỳ mới của Thaco tại Khu kinh tế mở Chu Lai”.
Theo thỏa thuận này, một trong những nội dung chính yếu là Thaco sẽ đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô gồm: xe tải, xe bus, xe con, xe chuyên dụng, nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và tổ hợp các nhà máy công nghiệp hỗ trợ theo hướng tự động hóa và tổ chức sản xuất theo tinh thần của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đạt tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40%.
Cũng trong ngày hôm đó, Thủ tướng đã phát lệnh khởi công xây dựng nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda công suất 100 ngàn xe/năm với vốn đầu tư 12 ngàn tỷ đồng. Và chỉ sau đúng 1 năm xây dựng và lắp đặt thiết bị, nhà máy đã hoàn thành giai đoạn một với công suất 50 ngàn xe/năm, và đã giải ngân 7.000 tỷ đồng từ vốn của Thaco.
“Việc đầu tư nhà máy mới theo định vị là nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda hiện đại nhất khu vực ASEAN với các chuẩn mực của Mazda toàn cầu tương đương nhà máy Mazda tại Nhật Bản có ý nghĩa rất to lớn là tạo niềm tin cho người tiêu dùng Việt Nam ủng hộ sản phẩm sản xuất trong nước; đồng thời đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang các nước trong khu vực theo kế hoạch chung của Mazda”, ông Dương chia sẻ.
Một trong những nội dung mà Thaco cũng cam kết đầu tư theo thỏa thuận đã ký với tỉnh là đầu tư phát triển giao nhận - vận chuyển và nâng cấp hạ tầng giao thông. Trong năm qua, Thaco cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm 173m cầu cảng, nâng tổng chiều dài cầu cảng hiện nay gần 500m và tiếp nhận được cùng lúc 3 tàu trên 20.000 tấn với công suất 3 triệu tấn/năm.
Đặc biệt, cũng trong ngày 25/3/2018, Thaco đã khai trương tuyến hàng hải quốc tế Nhật Bản - Chu Lai và đón chuyến tàu đầu tiên của hãng APL cập cảng Chu Lai. Hãng tàu APL thuộc tập đoàn đa quốc gia CMA đến từ Pháp, là một trong những hãng tàu container lớn nhất thế giới, có mạng lưới hoạt động trên toàn cầu.
Hiện nay, cảng Chu Lai đang có các tuyến container định kỳ: Hàn Quốc – Chu Lai; Trung Quốc – Chu Lai; Nhật Bản – Chu Lai và Chu Lai – TP.HCM – Hải Phòng. Thaco cũng đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng thêm 1 cầu cảng mới, đồng thời tỉnh Quảng Nam cũng tiến hành nạo vét luồng sâu đến 11,5m đảm bảo tiếp nhận tàu 50.000 tấn để nâng cao năng lực giao nhận vận chuyển cho khu vực miền Trung.
Nhìn về tương lai, vẫn theo ông Trần Bá Dương, năm 2018 là năm đầu tiên hội nhập ASEAN hoàn toàn với thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN đã về mốc 0%. Công nghiệp ô tô trong nước phải cạnh tranh rất khốc liệt với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia…
Trước bối cảnh này, ông Dương hy vọng Chính phủ tiếp tục có các chính sách ổn định thị trường, tăng cường kiểm soát chất lượng ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN, đảm bảo tuân thủ nghiêm các điều kiện hưởng thuế suất bằng 0%. Đồng thời, có chính sách thuế cho công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ một cách hợp lý và trong thời gian nhất định để phát triển sản xuất trong nước.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.