Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tháng 7/2023, HĐQT Bamboo Airways đã thông qua Nghị quyết bổ nhiệm ông Lê Thái Sâm trở thành Chủ tịch của hãng hàng không này. Tuy nhiên, đến đầu tháng 2/2024 vừa qua, Bamboo Airways đã miễn nhiệm ông Lê Thái Sâm và bổ nhiệm ông Phan Đình Tuệ vào vị trí kể trên. Mặc dù thời gian "tại vị" của ông Lê Thái Sâm ngắn ngủi nhưng cũng đáng chú ý khi hãng hàng không lớn thứ ba Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách tái cơ cấu để thoát ra khỏi những khó khăn.
Người từng cho Bamboo Airways vay hơn 7.700 tỷ đồng
Ông Lê Thái Sâm sinh năm 1964 - tuổi Thìn, tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Trong một bản giới thiệu của tập đoàn FLC vào năm 2022, ông Sâm có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, tài chính - ngân hàng.
Ông cũng được giới thiệu là "người am hiểu sâu sắc về môi trường đầu tư", kinh doanh tại Việt Nam, có vốn kinh nghiệm sâu rộng trong việc xây dựng chiến lược đầu tư, quản lý rủi ro và phân tích thị trường. Bên cạnh đó, ông Sâm có nhiều quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước.
Giai đoạn 2016 - 2020, ông Lê Thái Sâm là Thành viên HĐQT CTCP Khu công nghiệp Suối Dầu (Sudazi). Doanh nghiệp này chịu trách nhiệm phát triển dự án khu công nghiệp Suối Dầu với quy mô 133,95 ha tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Ông Sâm cũng từng có thời gian làm việc tại Sở Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Khánh Hòa.
Vị doanh nhân này từng là Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (DIC Corp, mã chứng khoán: DIG). Cụ thể, ông Sâm công tác tại DIC từ tháng 3/2009 đến tháng 5/2012, trước khi có đơn từ nhiệm với lý do "tập trung thời gian cho công việc kinh doanh cá nhân". Ngoài ra, ông cũng từng là Thành viên HĐQT tập đoàn FLC.
Ông Lê Thái Sâm bắt đầu xuất hiện tại Bamboo Airways vào thời điểm hãng bay này gặp nhiều khó khăn khi ông Trịnh Văn Quyết cùng các lãnh đạo chủ chốt của FLC vướng vòng lao lý. Khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT của Bamboo Airways, ông cũng được giới thiệu là người đại diện hơn 50% cổ phần của hãng bay nay.
Mọi chuyện bắt đầu kể từ năm 2022, để đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên khi Bamboo Airways phải đối mặt nhiều khó khăn, nhất là về tài chính, ông Sâm đã ký các hợp đồng cho hãng bay vay tiền mặt (không lãi suất, lãi thấp và không tài sản đảm bảo). Tính đến hết ngày 10/4/2023, tổng sổ tiền Bamboo Airways đã vay ông Sâm là hơn 7.727 tỷ đồng.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường của Bamboo Airways diễn vào ngày 9/5/2023, ông Sâm cho biết Bamboo Airways chưa có kế hoạch cụ thể để hoàn trả số tiền đã vay, do đó ông này cho rằng việc công ty phát hành cổ phần để hoán đổi nợ với ông là cấp thiết và là cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của chủ nợ cho vay không có tài sản đảm bảo,
Ông Sâm kiến nghị Bamboo Airways phát hành cổ phần để hoán đổi khoản nợ với số lượng 1,15 tỷ cổ phần theo hình thức chào bán riêng lẻ cổ phần phổ thông. Số lượng cổ phần sau phát hành dự kiến là 3 tỷ cổ phần, tương ứng giá trị theo mệnh giá là 30.000 tỷ đồng.
Trong đó, 772 triệu cổ phần phát hành, tương ứng giá trị 7.720 tỷ đồng để hoán đổi cho chủ nợ và 378 triệu cổ phần phát hành cho nhà đầu tư chiến lược. Tỷ lệ số lượng cổ phần dự kiến phát hành/tổng số cổ phần sau phát hành dự kiến là 38,3% và không hạn chế chuyển nhượng.
Không chỉ cho Bamboo Airways vay, ông Lê Thái Sâm cũng là người cho vay tín chấp với FLC giá trị 870 tỷ đồng, lãi suất 7%/năm. Các khoản cho vay được thực hiện rải rác từ tháng 4 đến tháng 6/2022. Để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hồi tháng 5/2023, FLC đã quyết định chuyển nhượng hơn 400 triệu cổ phần Bamboo Airways, tương đương 21,7% vốn nắm giữ tại hãng bay này cho ông Lê Thái Sâm.
Như vậy, sau các cuộc chuyển nhượng vốn góp từ nhóm FLC, ông Lê Thái Sâm có thể đã sở hữu khoảng hơn 53% cổ phần của Bamboo Airways.
Gian nan tái cơ cấu Bamboo Airways
Trước khi ông Sâm ngồi vào vị trí Chủ tịch của Bamboo Airways, hãng bay nay đã gặp rất nhiều khó khăn từ trước đó. Đầu tiên, doanh nghiệp này đã liên tục báo cáo những kết quả kinh doanh có phần kém tích cực.
Cụ thể, trong năm 2022, Bamboo Airways đạt doanh thu thuần hơn 11.732 tỷ đồng, gấp 3,3 lần doanh thu năm 2021. Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn nên Bamboo Airways lỗ gộp 3.209 tỷ đồng. Hãng bay cho biết nguyên nhân do ảnh hưởng bởi những khó khăn đến từ thị trường Đông Bắc Á và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm cho giá nhiên liệu tăng vọt.
Bên cạnh việc lỗ gộp, các chi phí tăng đột biến khiến Bamboo Airways lỗ sau thuế 17.619 tỷ đồng, năm 2021, hãng bay này cũng lỗ 2.281 tỷ đồng. Do khoản lỗ lớn trong năm 2022 khiến Bamboo Airways lỗ luỹ kế gần 19.336 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 836 tỷ đồng.
Tổng tài sản của Bamboo Airways tại ngày 31/12/2022 ở mức 18.008 tỷ đồng, giảm 8.849 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền chỉ hơn 85 tỷ đồng, giảm tới 92,4% so với hồi đầu năm gần 1.123 tỷ đồng. Nợ phải trả của Bamboo Airways thời điểm cuối năm 2022 ở mức 18.844 tỷ đồng, trong đó tổng nợ vay ở mức 10.623 tỷ đồng, tăng 5.830 tỷ đồng, chủ yếu là tăng các khoản nợ vay ngắn hạn.
Không chỉ khó khăn về mặt tài chính, một nguyên nhân khác cũng cần phải kể đến đó chính là việc ông Trịnh Văn Quyết - cổ đông sáng lập của hãng bay này cùng nhiều lãnh đạp bị bắt vì tội "thao túng thị trường chứng khoán". Kể từ đó, các vị trí điều hành hãng bay nay liên tục biến động cũng không thể tạo ra được sự ổn định.
Thậm chí, hãng bay này còn khó khăn đến mức chậm lương của phi công. Theo thông tin từ hãng tin quốc tế, hồi tháng 9/2023, một số phi công của Bamboo Airways đã nghỉ việc ở hãng bay này trong suốt hai tháng do tình hình chậm trả lương. Nguồn tin giấu tên đã cho biết đã có khoảng 30 phi công nước ngoài xin nghỉ, chiếm hơn 10% tổng số phi công của hãng bay này trong tháng 6/2023. Một nguồn tin khác cho biết việc một số phi công thì xin nghỉ còn một số khác bị sa thải.
Ở vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Lê Thái Sâm cùng các cộng sự đã thực hiện một cuộc cải tố lớn chưa từng có ở hãng bay này. Đầu tiên, phải kể đến việc doanh nghiệp này đã tìm được một đơn vị đồng hành trên công cuộc tái cơ cấu chính là Sacombank (STB).
Vào ngày 15/9, ông Phan Đình Tuệ, Thành viên HĐQT BambooAirways chia sẻ Sacombank - chủ nợ lớn của Bamboo Airways đang có chủ trương tham gia đầu tư vào hãng này và đang xúc tiến các thủ tục xin cơ quan quản lý chấp thuận. Tuy nhiên, là một tổ chức tín dụng nên việc Sacombank đầu tư vào Bamboo Airways được coi là đầu tư ngoài ngành. Vì vậy, nhà băng này đang phải xúc tiến các thủ tục, xin cơ quan quản lý chấp thuận mới có thể thực hiện được.
Thứ hai, bước đi tiếp theo của doanh nghiệp này là bổ nhiệm ông Lương Hoàng Nam - Tiến sĩ hàng không tại Nga, có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không – du lịch làm Tổng giám đốc.
Thứ ba, hãng hàng không này đã dừng khai thác các chặng bay quốc tế trong giai đoạn tái cấu chúc, tập trung giành thị phần tại các đường bay trong nước.
Thứ tư và cũng quan trọng nhất là việc tái cơ cấu đội tàu bay. Theo một chia sẻ từ phía đại diện của Bamboo Airways vào tháng 9 năm ngoái, hãng này đang vận hành cùng lúc máy bay của 3 nhà sản xuất Airbus, Boeing và Embraer. Vì vậy, Bamboo Airways còn phải gánh thêm nhiều chi phí khác nhau như thuê nhân sự kỹ thuật, phi công, giáo viên đào tạo cho riêng từng loại máy bay.
Để tiết kiệm chi phí, trong giai đoạn nửa cuối năm 2023, hãng đã phải cắt giảm hàng loạt tàu bay (giữ lại 10 chiếc), trong đó có dừng khai thác dòng máy bay thân rộng Boeing 787 và chỉ giữ lại những đường bay nội địa có hiệu quả. Tuy nhiên, để phục vụ mùa cao điểm Tết công ty cũng đã bổ sung hai tàu bay vào đội ngũ trong tháng 1/2024.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.