'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan là doanh nhân tuổi Mão duy nhất của Việt Nam được Forbes vinh danh trong bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu với khối tài sản 1,6 tỷ USD.
Năm Quý Mão 2023 cũng là lần thứ 3 liên tiếp ông Nguyễn Đăng Quang nằm trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes. Tính đến ngày 27/1/2023, ông Quang đang sở hữu khối tài sản 1,6 tỷ USD, đứng vị trí 1.856 thế giới và là người giàu thứ 5 Việt Nam.
Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963, ở Quảng Trị, là một trong những tỷ phú có xuất phát điểm làm giàu từ vùng đất Đông Âu. Ông Quang tốt nghiệp thạc sỹ Đại học Kinh tế tại Nga và là tiến sỹ của Đại học Vật lý ứng dụng Viện hàn lâm khoa học Belarus.
Ông Nguyễn Đăng Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại Nga. Công việc kinh doanh thuận lợi đã giúp ông xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt. Từ đó, ông Nguyễn Đăng Quang được biết đến với biệt danh “Người dạy cho người Nga ăn mì gói và tương ớt”.
Năm 2001, ông Nguyễn Đăng Quang quay trở về Việt Nam với thương hiệu Masan Food, đánh dấu thương hiệu vào 3 thị trường nước tương, nước mắm và mì ăn liền. Tháng 11/2004, Công ty Cổ phần Hàng hải Masan (MSC) được thành lập. Tháng 7/2009, MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan. Tháng 8/2009, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Masan và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế, công ty này chính là đơn vị quản lý vốn đầu tư và tài sản cho 2 doanh nghiệp chính là Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan Food và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Hiện ông Nguyễn Đăng Quang đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Masan và Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng (Techcombank).
Khởi đầu từ một công ty có thế mạnh cốt lõi là sản xuất hàng tiêu dùng, Masan đã mở rộng sang lĩnh vực chế biến thịt có thương hiệu, bán lẻ, chuỗi F&B và dịch vụ viễn thông. Hiện Tập đoàn Masan có 4 công ty con sở hữu trực tiếp, 78 công ty con sở hữu gián tiếp và 5 công ty liên kết.
Trong các hoạt động M&A, Tập đoàn Masan là cái tên đáng chú ý với nhiều thương vụ đình đám: SK Group (Hàn Quốc) mua 16,26% của Masan tại VinCommerce (đã đổi tên thành WinCommerce) giá trị 410 triệu USD, The Sherpa (công ty con của Tập đoàn Masan mua 85% cổ phần của Phúc Long, The Sherpa chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần Trusting Social…
Với thương vụ mua Phúc Long, Masan chia làm 3 đợt mua, đợt mua cuối, Masan đã mua 10,8 triệu cổ phiếu tương đương 34% vốn cổ phần của Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage với tổng số tiền thanh toán là 3.618 tỷ đồng. Định giá cho Phúc Long tiếp tục được nâng lên mức 10.640 tỷ đồng (450 triệu USD).
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng 2022, Masan ghi nhận doanh thu thuần 55.546 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cho cổ đông không kiểm soát ở ở mảng kinh doanh chính đạt 2.105 tỷ đồng, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, Masan liên tục mở rộng và nắm giữ 50% thị phần cửa hàng bán lẻ hiện đại toàn quốc.
Theo đà tăng trưởng của Masan, tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang cũng liên tục bứt tốc, lọt vào top các tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Thành công của ông Nguyễn Đăng Quang đến từ tinh thần nỗ lực trên thương trường cùng với những triết lý và tư duy kinh doanh nhạy bén.
Ông thẳng thắng chia sẻ quan điểm của ông trong kinh doanh: “Thứ nhất, thị trường luôn đúng, không cãi nhau với thị trường. Thứ hai là phải có niềm tin vào ngày mai”.
Và ông nhận định: “Nhu cầu không phải là cách mà người tiêu dùng nhận thức về nhu cầu mà là cách nhà kinh doanh nhận biết, tưởng tượng và tìm cách thoả mãn các nhu cầu ấy”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.