Doanh số xe tải, xe khách 'lao dốc', các hãng xe Việt lao đao giữa cao điểm mùa xe

Nguyễn Tuyền - 17/07/2019 10:24 (GMT+7)

Trong khi xe du lịch lắp ráp trong nước phải chật vật "đấu tay đôi" trên sân nhà với xe không thuế Thái Lan, Indonesia, thì ở một mặt trận khác, xe tải và xe khách lắp ráp tại Việt Nam lại phải đau đầu vì doanh số giảm và lượng xe tải nhập tăng mạnh.

VNF
Doanh số xe tải, xe khách 'lao dốc', các hãng xe Việt lao đao giữa cao điểm mùa xe.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tính đến hết tháng 6/2019, tổng lượng xe tải tiêu thụ tại Việt Nam giảm hơn 3.900 chiếc, trong đó suy giảm mạnh nhất là dòng xe tải nhỏ dưới 5 tấn với 2.900 chiếc.

Doanh số xe khách, xe tải suy giảm, khiến các hãng xe lắp ráp trong nước đối diện với nhiều khó khăn, rủi ro

Tổng lượng bán ra thời điểm 6 tháng đầu năm 2019 của các loại xe tải chỉ đạt 18.120 chiếc, giảm hơn 20% về lượng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xe tải nhỏ dưới 5 tấn bán ra được hơn 9.300 chiếc, giảm 2,900 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Các loại xe tải hạng nhẹ từ 5 - 10 tấn bán ra được hơn 8.900 chiếc, giảm 700 chiếc so với cùng kỳ năm trước; xe từ 10 đến 24 tấn bán ra chỉ hơn 630 chiếc, giảm hơn 220 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự xe tải, nhóm xe khách, bus mini cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Hết 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam chỉ bán được gần 4.400 chiếc, giảm 1.200 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Trong nhóm xe này, doanh số tiêu thụ giảm nhất là xe khách từ 30 đến 55 chỗ. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, lượng xe này bán ra chỉ đạt hơn 1.200 chiếc, giảm hơn 900 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Dòng xe khách 10 - 16 chỗ có doanh số cao 2.900 chiếc bán ra nhưng cũng giảm gần 200 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Dòng xe từ 17 - 30 chỗ có doanh số bán thấp nhất, chỉ gần 160 chiếc, suy giảm 130 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Điều đáng nói là trong khi tiêu thụ xe tải và xe khách giảm, thì việc nhập các dòng xe này thời gian này về Việt Nam có xu hướng tăng. Đáng kể nhất là xe tải, qua 6 tháng năm 2019, xe tải nhập về Việt Nam đạt hơn 17.800 chiếc, tăng gấp 10 lần so với lượng xe tải nhập về cùng kỳ năm trước.

Trong số xe tải nhập về Việt Nam nhiều nhất là xe từ Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Đây là các dòng xe tải nhỏ, tầm trung cạnh tranh trực tiếp với các dòng xe lắp ráp tại Việt Nam.

Hiện một doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam đủ sức cạnh tranh với nước ngoài ở phân khúc xe tải dưới 24 tấn. Nhiều ông lớn trong làng xe như Thaco, Hyundai Thành Công có tỷ lệ nội địa hóa nhiều dòng xe tải cỡ nhỏ, trung lên đến từ 70 đến 80%.

Các doanh nghiệp như lớn, liên doanh trong nước đã làm chủ được dây truyền lắp ráp các dòng xe tải, thậm chí còn cho ra đời nhiều thương hiệu riêng của Việt Nam.

Với xe khách, hiện một số doanh nghiệp xe có tỷ lệ nội địa hóa các dòng xe lên đến từ 40% đến 70%, chủ yếu chỉ nhập máy, đã chủ động được khung gầm, điều hòa và hệ thống điện, ABS, nội thất...

"Với tỷ lệ nội địa hóa cao, chủ động ra thương hiệu riêng, xe tải nhỏ, trung và xe khách hạng nhỏ là nơi gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, mảnh đất kiếm lời cho các doanh nghiệp làm xe. Giá trị gia tăng nếu tỷ lệ nội địa hóa cao, giúp các doanh nghiệp sản xuất xe tải, xe khách có lãi hơn là sản xuất, lắp ráp các dòng xe du lịch", đại diện doanh nghiệp sản xuất xe ô tô tải và xe khách tại phía Nam nói.

Vị này cũng cho rằng, nếu tình trạng doanh số của thị trường xe tải, xe khách tiếp tục suy giảm thêm, các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam sẽ đối mặt với khó khăn, không thể lấy doanh số, lợi nhuận của sản xuất, lắp ráp xe tải để bù xe du lịch. Nếu kéo dài lâu, sẽ dẫn đến khủng hoảng chi phí, buộc cắt giảm sản lượng xe du lịch".

Thực tế, thị trường Việt Nam hiện nay dòng xe tải và xe khách tầm trung trở xuống từ dưới 10 tấn (xe tải) và dưới 30 chỗ ngồi (xe khách) hầu hết là phân khúc xe lắp ráp trong nước của Kia, Hyundai Trường Hải, Thaco... và không có chỗ cho dòng xe nhập khẩu cạnh tranh tại Việt Nam.

Đây cũng là dòng xe nội địa hóa tốt, đem lại lợi nhuận cho các hãng. Tuy nhiên, nếu tiếp tục suy giảm doanh số, các hãng xe có thể sẽ mất lợi nhuận và gặp khó khăn thực sự. Thời gian qua, giải pháp của nhiều doanh nghiệp xe là giảm giá các dòng xe county hoặc liên kết với các doanh nghiệp vận tải, địa phương để làm xe bus nội thị các thành phố. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, hiệu quả cơ bản vẫn cao.

Xem thêm: Triệu hồi ‘vua bán tải’ Ford Ranger do lỗi dây đai an toàn tại Mỹ

Theo Dân trí
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

(VNF) - Bên cạnh phần lớn thời gian dành cho công việc, tỷ phú Elon Musk, Tim Cook, Mark Zuckerberg… đều có cách sử dụng quỹ thời gian trống riêng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.